24 tháng 9 2010
Chăm sóc tinh thần cho nhân viên
18 tháng 9 2010
Bỏ lối "lên đồng" trong việc ra quyết sách
Liệu có bất nhất không khi ngoài mặt, trên văn bản giấy tờ thì hô hào cấm, trong khi đó giới quan chức lại là những người thường xuyên có các hoạt động cầu cúng nhất, đặt niềm tin nhiều nhất vào các ông thầy bói và các thần tài phù hộ cho gia sản của mình?
11 tháng 9 2010
Khởi nghiệp một mình hay với nhóm tốt hơn?
05 tháng 9 2010
CEO 17 tuổi
04 tháng 9 2010
Chanel - Sang trọng, thanh thoát và quyến rũ…
01 tháng 9 2010
LEGO đã tái cấu trúc và hồi sinh thế nào?
"Đó là khoảnh khắc thần kỳ đối với LEGO khi Công ty biết rằng họ có thể phát triển nếu thiết kế trong giới hạn. Trái với quan điểm thông thường cho rằng thiết kế phải được tự do...". Vấp ngã rồi vực dậy. Những kinh nghiệm của thương hiệu nổi tiếng thế giới LEGO là một bài học đáng giá để các chủ doanh nghiệp học hỏi. Từ vị trí thương hiệu đồ chơi trẻ em được ưa chuộng nhất thế giới, LEGO đã tự đánh mất mình, phải vật lộn để tồn tại và rồi hồi sinh mạnh mẽ. “Với tất cả niềm kiêu hãnh, chúng tôi tin có thể làm được mọi thứ”, Mads Nipper, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng thị trường và sản phẩm của LEGO, cho biết.
“Thảm họa” Galidor và thiết kế bừa bãi
Khó khăn của LEGO bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên 1990, khi phong cách thiết kế bắt đầu đi lạc hướng. Lúc đó, Ban Giám đốc muốn mở rộng thương hiệu bằng nhiều sản phẩm mới. Dòng sản phẩm đầu tiên là Galidor, ra mắt năm 2002, là các nhân vật hành động. Người chơi có thể tháo lắp và hoán đổi các bộ phận của nhân vật. Do vậy, sản phẩm của LEGO không khác gì các món đồ chơi mà nhiều công ty khác sản xuất. Chúng không đòi hỏi người chơi phải có khả năng lắp ghép, óc tưởng tượng như những mẫu đồ chơi xây dựng truyền thống của họ.
Tệ hơn, LEGO còn lấn sân sang một lĩnh vực mới mà họ không hề có kinh nghiệm: Đồng sản xuất một chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên kênh Fox tên “Galidor: Defenders of the Outer Dimension” (tạm dịch: Galidor: Những người bảo vệ không gian). Nội dung chương trình xoay quanh các nhân vật hành động nhằm khuyến khích trẻ em mua chúng. Tuy nhiên, chương trình kéo dài 30 phút này hầu như không để lại chút ấn tượng nào với nội dung nhàn nhạt, dễ đoán và chỉ nhằm mục đích quảng cáo cho dòng sản phẩm Galidor. Tồn tại được 2 mùa, chương trình bị cắt, doanh số bán hàng của dòng Galidor cũng theo đó tan biến.
LEGO cũng thất bại ngay cả với dòng đồ chơi thế mạnh của mình. Ban Giám đốc của LEGO đã trao toàn quyền tự do sáng tạo cho nhóm thiết kế. Và nhóm đã tận dụng quyền này rất tốt. Các mô hình họ nghĩ ra ngày càng sáng tạo và... phức tạp, đòi hỏi Công ty phải sản xuất thêm nhiều linh kiện mới (các loại gạch, cửa, mũ bảo hiểm và đầu nhân vật đều có bảy màu khác nhau lấp đầy mỗi hộp). Đến năm 2004, số lượng linh kiện mới bùng nổ từ 7.000 lên 12.400 trong vòng 7 năm.
Tuy nhiên, các mẫu thiết kế mới không được trẻ em đón nhận. Hãy nhìn mẫu xe chữa cháy trong bộ
Nhưng theo ông nhóm thiết kế không có lỗi mà cấp quản lý phải chịu trách nhiệm vì cho rằng Công ty sẽ phát triển bùng nổ nếu cung cấp cho nhóm thiết kế bất kỳ linh kiện nào họ cần để giải phóng khả năng sáng tạo. Tuy vậy, mọi chuyện đã diễn ra theo hướng ngược lại khi chi phí sản xuất tăng lên quá cao.
Sáng tạo có kiểm soát
Để khắc phục khó khăn, LEGO hành động ngược lại những gì họ đã làm. Thay vì để cho nhóm thiết kế tự do nghĩ ra những nhân vật xuất chúng, LEGO “trói tay” họ lại. Thay vì đáp ứng mọi đề xuất, Công ty để từng chuyên viên thiết kế bình chọn linh kiện mà họ cần. Chỉ những linh kiện được bình chọn nhiều nhất mới được sản xuất. Kết quả là số linh kiện của Công ty gần như quay trở lại thời điểm năm 1997 với con số 7.000.
LEGO cũng buộc nhóm thiết kế phải thoát khỏi cái kén của mình và làm việc với các đồng nghiệp không thuộc nhóm sáng tạo. Ở những giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm, chính các giám đốc marketing, những người có được các khảo sát chi tiết về loại sản phẩm trẻ con yêu thích, sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn. Nhân viên sản xuất sẽ tính toán chi phí trước khi cho ra đời mẻ thử nghiệm đầu tiên. Và không còn có chuyện nhóm thiết kế tự do bay bổng với trí tưởng tượng của mình nữa.
Điều này thật sự rất khó khăn bởi thiết kế là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của LEGO. Những năm qua, nhiều công ty đối thủ đã nổi lên như MEGA Brands (
Quá trình cải tổ bắt đầu vào năm 2004 với việc tái cấu trúc dây chuyền sản xuất. Năm 2005, mẫu xe chữa cháy tương lai
Đó là khoảnh khắc thần kỳ đối với LEGO khi Công ty biết rằng họ có thể phát triển nếu thiết kế trong giới hạn. Trái với quan điểm thông thường cho rằng thiết kế phải được tự do, ở LEGO, thiết kế bị “rào lại” trong những không gian giới hạn vừa đủ cho họ một hướng đi. Nhờ vậy, họ tạo ra được những sản phẩm thành công cho Công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Không nhiều công ty trên thế giới sở hữu một thương hiệu mạnh như LEGO. Những viên gạch LEGO đã chắp cánh ước mơ sáng tạo ôtô, xây dựng thành phố, tàu vũ trụ... cho nhiều thế hệ trẻ em. Những viên gạch hình lập phương màu đỏ có chữ màu trắng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của Công ty ở các nước phát triển lẫn đang phát triển.
Nipper rất lạc quan về sức mạnh của thương hiệu. Công ty mở rộng cửa, cho phép trẻ em và cha mẹ chúng đến dùng thử và đánh giá sản phẩm của LEGO. “Trẻ em rất đòi hỏi và quyết đoán khi mua hàng. Nếu sản phẩm của bạn không thể đáp ứng, chúng sẽ đi nơi khác”, Nipper cho biết. Thương hiệu có vai trò quan trọng, nhưng LEGO còn học được rằng thiết kế có ý nghĩa sống còn. “Nếu LEGO là một nhà thờ công giáo, thiết kế phải là Sistine Chapel (nhà nguyện của giáo hoàng ở