18 tháng 9 2010
Bỏ lối "lên đồng" trong việc ra quyết sách
Liệu có bất nhất không khi ngoài mặt, trên văn bản giấy tờ thì hô hào cấm, trong khi đó giới quan chức lại là những người thường xuyên có các hoạt động cầu cúng nhất, đặt niềm tin nhiều nhất vào các ông thầy bói và các thần tài phù hộ cho gia sản của mình?
11 tháng 9 2010
Khởi nghiệp một mình hay với nhóm tốt hơn?
05 tháng 9 2010
CEO 17 tuổi
04 tháng 9 2010
Chanel - Sang trọng, thanh thoát và quyến rũ…
01 tháng 9 2010
LEGO đã tái cấu trúc và hồi sinh thế nào?
"Đó là khoảnh khắc thần kỳ đối với LEGO khi Công ty biết rằng họ có thể phát triển nếu thiết kế trong giới hạn. Trái với quan điểm thông thường cho rằng thiết kế phải được tự do...". Vấp ngã rồi vực dậy. Những kinh nghiệm của thương hiệu nổi tiếng thế giới LEGO là một bài học đáng giá để các chủ doanh nghiệp học hỏi. Từ vị trí thương hiệu đồ chơi trẻ em được ưa chuộng nhất thế giới, LEGO đã tự đánh mất mình, phải vật lộn để tồn tại và rồi hồi sinh mạnh mẽ. “Với tất cả niềm kiêu hãnh, chúng tôi tin có thể làm được mọi thứ”, Mads Nipper, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng thị trường và sản phẩm của LEGO, cho biết.
“Thảm họa” Galidor và thiết kế bừa bãi
Khó khăn của LEGO bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên 1990, khi phong cách thiết kế bắt đầu đi lạc hướng. Lúc đó, Ban Giám đốc muốn mở rộng thương hiệu bằng nhiều sản phẩm mới. Dòng sản phẩm đầu tiên là Galidor, ra mắt năm 2002, là các nhân vật hành động. Người chơi có thể tháo lắp và hoán đổi các bộ phận của nhân vật. Do vậy, sản phẩm của LEGO không khác gì các món đồ chơi mà nhiều công ty khác sản xuất. Chúng không đòi hỏi người chơi phải có khả năng lắp ghép, óc tưởng tượng như những mẫu đồ chơi xây dựng truyền thống của họ.
Tệ hơn, LEGO còn lấn sân sang một lĩnh vực mới mà họ không hề có kinh nghiệm: Đồng sản xuất một chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên kênh Fox tên “Galidor: Defenders of the Outer Dimension” (tạm dịch: Galidor: Những người bảo vệ không gian). Nội dung chương trình xoay quanh các nhân vật hành động nhằm khuyến khích trẻ em mua chúng. Tuy nhiên, chương trình kéo dài 30 phút này hầu như không để lại chút ấn tượng nào với nội dung nhàn nhạt, dễ đoán và chỉ nhằm mục đích quảng cáo cho dòng sản phẩm Galidor. Tồn tại được 2 mùa, chương trình bị cắt, doanh số bán hàng của dòng Galidor cũng theo đó tan biến.
LEGO cũng thất bại ngay cả với dòng đồ chơi thế mạnh của mình. Ban Giám đốc của LEGO đã trao toàn quyền tự do sáng tạo cho nhóm thiết kế. Và nhóm đã tận dụng quyền này rất tốt. Các mô hình họ nghĩ ra ngày càng sáng tạo và... phức tạp, đòi hỏi Công ty phải sản xuất thêm nhiều linh kiện mới (các loại gạch, cửa, mũ bảo hiểm và đầu nhân vật đều có bảy màu khác nhau lấp đầy mỗi hộp). Đến năm 2004, số lượng linh kiện mới bùng nổ từ 7.000 lên 12.400 trong vòng 7 năm.
Tuy nhiên, các mẫu thiết kế mới không được trẻ em đón nhận. Hãy nhìn mẫu xe chữa cháy trong bộ
Nhưng theo ông nhóm thiết kế không có lỗi mà cấp quản lý phải chịu trách nhiệm vì cho rằng Công ty sẽ phát triển bùng nổ nếu cung cấp cho nhóm thiết kế bất kỳ linh kiện nào họ cần để giải phóng khả năng sáng tạo. Tuy vậy, mọi chuyện đã diễn ra theo hướng ngược lại khi chi phí sản xuất tăng lên quá cao.
Sáng tạo có kiểm soát
Để khắc phục khó khăn, LEGO hành động ngược lại những gì họ đã làm. Thay vì để cho nhóm thiết kế tự do nghĩ ra những nhân vật xuất chúng, LEGO “trói tay” họ lại. Thay vì đáp ứng mọi đề xuất, Công ty để từng chuyên viên thiết kế bình chọn linh kiện mà họ cần. Chỉ những linh kiện được bình chọn nhiều nhất mới được sản xuất. Kết quả là số linh kiện của Công ty gần như quay trở lại thời điểm năm 1997 với con số 7.000.
LEGO cũng buộc nhóm thiết kế phải thoát khỏi cái kén của mình và làm việc với các đồng nghiệp không thuộc nhóm sáng tạo. Ở những giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm, chính các giám đốc marketing, những người có được các khảo sát chi tiết về loại sản phẩm trẻ con yêu thích, sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn. Nhân viên sản xuất sẽ tính toán chi phí trước khi cho ra đời mẻ thử nghiệm đầu tiên. Và không còn có chuyện nhóm thiết kế tự do bay bổng với trí tưởng tượng của mình nữa.
Điều này thật sự rất khó khăn bởi thiết kế là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của LEGO. Những năm qua, nhiều công ty đối thủ đã nổi lên như MEGA Brands (
Quá trình cải tổ bắt đầu vào năm 2004 với việc tái cấu trúc dây chuyền sản xuất. Năm 2005, mẫu xe chữa cháy tương lai
Đó là khoảnh khắc thần kỳ đối với LEGO khi Công ty biết rằng họ có thể phát triển nếu thiết kế trong giới hạn. Trái với quan điểm thông thường cho rằng thiết kế phải được tự do, ở LEGO, thiết kế bị “rào lại” trong những không gian giới hạn vừa đủ cho họ một hướng đi. Nhờ vậy, họ tạo ra được những sản phẩm thành công cho Công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Không nhiều công ty trên thế giới sở hữu một thương hiệu mạnh như LEGO. Những viên gạch LEGO đã chắp cánh ước mơ sáng tạo ôtô, xây dựng thành phố, tàu vũ trụ... cho nhiều thế hệ trẻ em. Những viên gạch hình lập phương màu đỏ có chữ màu trắng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của Công ty ở các nước phát triển lẫn đang phát triển.
Nipper rất lạc quan về sức mạnh của thương hiệu. Công ty mở rộng cửa, cho phép trẻ em và cha mẹ chúng đến dùng thử và đánh giá sản phẩm của LEGO. “Trẻ em rất đòi hỏi và quyết đoán khi mua hàng. Nếu sản phẩm của bạn không thể đáp ứng, chúng sẽ đi nơi khác”, Nipper cho biết. Thương hiệu có vai trò quan trọng, nhưng LEGO còn học được rằng thiết kế có ý nghĩa sống còn. “Nếu LEGO là một nhà thờ công giáo, thiết kế phải là Sistine Chapel (nhà nguyện của giáo hoàng ở
29 tháng 8 2010
Lập nghiệp từ gỗ
Ẩn sau vẻ nhỏ nhắn, hiền lành của Bạch Tuấn Anh - Phó Bí thư Đoàn phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội) là những khát khao lập nghiệp cháy bỏng.
Lập nghiệp để hỗ trợ đoàn
Bạch Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi nhận chức Phó Bí thư Đoàn phường Phúc La năm 2006, hoạt động có nhiều nhưng khó khăn về tài chính. Phần lớn chi phí đều phải nhờ UBND phường, các DN hỗ trợ. Tôi bàn với anh em mở ra một hoạt động kinh tế để tăng thu nhập cá nhân và có chi phí cho hoạt động đoàn".
Ngành nghề có nhiều, nhưng chọn lĩnh vực phù hợp là điều không dễ. HTX Go Go với số vốn 160 triệu đồng, chủ yếu của Tuấn Anh, ra đời năm 2006. Là chủ nhiệm HTX, chàng trai 27 tuổi Bạch Tuấn Anh say mê với ý tưởng làm giàu từ gỗ nội thất. Nhưng kết quả không như mong muốn do thị trường có nhiều DN SX gỗ, ngành cần tài chính lớn nhưng thu hồi vốn chậm, đòi hỏi nhiều mối quan hệ...
Tuấn Anh nhớ lại: Chúng tôi chủ động đến giới thiệu với các cửa hàng kinh doanh đồ nội thất của Hà Nội, lăn xả vào nhận làm thầu phụ, tự bỏ chi phí làm hàng mẫu cho khách tin tưởng. Qua kênh vốn vay ưu đãi từ T.Ư Đoàn, HTX có thêm hơn 120 triệu đồng. "Nỗ lực cuối cùng cũng có kết quả. Từ những HĐ thầu phụ, hàng mẫu chỉ vài chục triệu đồng, khách hàng đã tin tưởng giao cho HTX thực hiện nhiều HĐ lắp đặt nội thất tới hàng trăm triệu đồng..." - Tuấn Anh nhớ lại.
Thành công của mô hình HTX thanh niên lập nghiệp đã hỗ trợ nhiều chi phí cho hoạt động đoàn. Từ năm 2007 tới nay, HTX Go Go hỗ trợ thường xuyên khoảng 8 triệu đồng/năm cho hoạt động Đoàn phường như: Các chương trình vệ sinh môi trường, tặng quà các đơn vị kết nghĩa, giải bóng đá...".
Khởi nghiệp cần nhiều thứ
Sau hơn 3 năm hoạt động, HTX đã thực hiện hơn 70 HĐ lớn nhỏ. Doanh thu năm 2009 của HTX đạt 3 tỉ đồng, sáu tháng đầu năm 2010 đạt 2,4 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 15 LĐ trẻ tại xưởng gỗ với mức lương tháng 3 triệu đồng/người. Hàng chục LĐ tại 5 xưởng gỗ "vệ tinh" ở Hà Nội cũng có việc làm ổn định. Không dừng lại ở đó, Tuấn Anh và bạn trẻ trong BCH Đoàn phường lập Cty CP đầu tư TM-XNK Hà Đông cuối năm 2009. "Bên cạnh việc tạo việc làm cho 5 thanh niên từ dịch vụ photocopy và in ấn, Cty còn mở chức năng GTVL. Sau 6 tháng, Cty đã GTVL và học nghề miễn phí cho 30 bạn trẻ" - Tuấn Anh chia sẻ.
Trả lời câu hỏi: Bài học gì rút ra từ quá trình lập nghiệp? Tuấn Anh nhận xét: Bên cạnh nguồn vốn, DN trẻ cần lưu ý tới kỹ năng quản lý DN, công tác nhân sự và cập nhật kiến thức. "Có được LĐ giỏi đã khó, nhưng giữ họ gắn bó lâu dài với DN còn khó hơn. Nhiều LĐ trẻ thường lẫn lộn công việc với bè bạn, nếu một người nghỉ việc thì có thể cả nhóm cũng nghỉ theo. Bởi vậy, người lãnh đạo phải am hiểu tâm lý LĐ"- Tuấn Anh bổ sung. Chia sẻ kinh nghiệp lập nghiệp, chàng Phó Bí thư đoàn nhấn mạnh bạn trẻ yếu tố dám làm và chịu trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm, sự sáng tạo để có cách làm riêng không theo lối mòn cũ.
Văn Khỏe - Lao động
Triết lý kinh doanh của ông trùm bất động sản Mỹ
"Năm 1974, tôi nhìn thấy Khách sạn cũ kỹ Commodore, nằm cạnh Nhà ga trung tâm Grand của thành phố New York. Nhưng tôi không nhìn thấy một tòa nhà khổng lồ cũ nát, gần như không có người sinh sống bên cạnh một khu vực đổ nát gần đó. Tôi không nhìn thấy một thành phố đang kiệt quệ về kinh tế hay một thị trường bất động sản New York đang vật lộn để sống sót. Tôi nhìn thấy một tổ hợp các khách sạn sang trọng, rực rỡ quy mô bậc nhất. Lúc đó, tôi 27 tuổi, và tầm nhìn ấy phù hợp với độ tuổi của tôi.
Khi tôi xây dựng kế hoạch nhằm mua được và xây dựng lại khách sạn Commodore, tôi gặp những khó khăn dường như không thể vượt qua. Nhiều người có quyền lực tỏ ra không thiện chí với kế hoạch của tôi. Càng dấn sâu vào cuộc, vấn đề càng trở nên nan giải hơn. Nhưng tôi không bỏ cuộc. Đối với tôi, mỗi vấn đề đều ẩn chứa một cơ hội tốt. Hãy đối diện với thực tế rằng nếu không có những trở ngại này thì tòa nhà này đã rơi vào tay người khác. Hãy nghĩ thế này: Chính những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt làm cho các đối thủ của bạn không chú ý đến cơ hội này", ông nói.
Donald Trump nhấn mạnh: "Những trở ngại là cánh cửa dẫn đến thành công"
"Kinh doanh là phải đối mặt với rủi ro và luôn luôn có những rủi ro. Tôi sẵn sàng đón nhận những rủi ro hợp lý nhưng tôi sẽ không chơi trò may rủi. Tôi kiểm soát rủi ro để một thất bại nhỏ không loại tôi ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Rủi ro lớn nhất trong cuộc sống đó chính là không sẵn lòng đón nhận rủi ro.
"Phần còn lại của câu chuyện về Commodore thì bạn đã biết. Phải mất năm năm để hoàn tất vụ mua bán đó. Với sự tài trợ của hệ thống khách sạn Hyatt, tôi đã mua và xây lại tòa nhà. Năm 1980, Grand Hyatt được khánh thành và đó thực sự là một thành công ngay từ ngày đầu tiên. Tầm nhìn của tôi đã trở thành hiện thực và tôi kiếm được 85 triệu đôla từ thương vụ đó".
"Tôi học được nhiều điều về kinh doanh trong suốt chặng đường vừa qua, đặc biệt là phương thức huy động các nguồn lực: vốn, cơ sở hạ tầng, các loại dịch vụ, và đặc biệt là được hợp tác với những tài năng lớn. Bạn không thể làm việc gì một mình.
Xây dựng đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao. Tôi gọi cho George Ross, một trong những luật sư có tiếng về bất động sản tại New York, và chúng tôi bắt đầu lên danh sách tất cả những cá nhân chúng tôi cần gặp gỡ, đàm phán. Sau đó, tôi hợp tác với một công ty thiết kế kiến trúc có năng lực để cụ thể hóa tầm nhìn của mình. Danh sách các nguồn lực rất lớn và ngày càng tăng lên: một đội ngũ dự án và một nhà quản lý dự án, một ngân hàng đầu tư, một công ty kế toán, một công ty tiếp thị, và một bộ phận hỗ trợ về hành chính.
Sau khi chọn ra đội ngũ làm việc tốt nhất, tôi để cho họ hoạt động tự do. Nhưng tất cả họ đều biết rằng họ chịu trách nhiệm giúp tôi thực hiện các ý tưởng của mình. Đây cũng là điều mà The Apprentice đề cập đến. Nó không đơn thuần là một chương trình giải trí mới trên truyền hình mà chuyển tải một nguyên tắc căn bản trong kinh doanh. Trong đội ngũ của tôi không có những người không làm được việc.
Bạn không thể làm việc gì một mình. Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao.
Trong thương vụ Commodore và tất cả những thương vụ của tôi, quan hệ với những người chủ chốt và có được sự giúp đỡ của họ đã khiến tôi chiến thắng. Đó là lý do tại sao tất cả các doanh nhân cần phải có kỹ năng thương thuyết tốt - vừa phải cứng rắn, vừa phải mềm mỏng. Một kết cục hai bên cùng có lợi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cuối mỗi cuộc thương lượng, tôi biết rằng đối thủ của tôi sẽ trở thành đối tác của tôi. Và tôi muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ trong thương vụ này và cả những thương vụ khác trong tương lai.
Tính cách quan trọng nhất của mỗi doanh nhân là không bao giờ đầu hàng. Một khi đã vào guồng, tôi và các đồng nghiệp không bao giờ lùi bước. Hãy nghĩ tới sức mạnh của câu này: Quyết không lùi bước".
"Hãy nghe tôi: Khả năng kinh doanh không tự nhiên mà có, bạn phải học hỏi dần dần. Tôi làm cho mọi việc diễn biến theo ý mình vì tôi có ý chí, kỹ năng, kiến thức, và sức mạnh cá nhân. Đây là những phẩm chất bạn có thể học được và cải thiện khi thực hành".
(Trích cuốn "Trump - triết lý doanh nghiệp 101" do Alpha Book phát hành)
28 tháng 8 2010
Tuyển cộng tác viên bán hàng
Bạn muốn làm việc tùy hứng, không bị bó buộc về thời gian?
Bạn là một nhân viên năng động, muốn có thêm thu nhập?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có một công việc partime dành cho các bạn trẻ năng động, nhiệt tình.Bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào bạn muốn và bất cứ nơi đâu.
VỊ TRÍ : Cộng tác viên bán hàng
SỐ LƯỢNG : Không hạn chế
GIỚI THIỆU:
Shop Bé Bồng Bông chuyên phân phối và kinh doanh các mặt hàng đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em. Theo nhu cầu phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh, chúng tôi cần tuyển cộng tác viên bán hàng cho shop với chi tiết như sau:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
• Tìm kiếm, xây dựng mạng lưới khách hàng cho Shop Bé Bồng Bông
• Giới thiệu bán hàng các sản phẩm trên website của shop tại địa chỉ www.shop-bebongbong.com
• Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng
THU NHẬP
• Hưởng hoa hồng theo % của doanh số bán hàng
YÊU CẦU CHUNG
• Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên
• Yêu thích công việc bán hàng
• Năng động, trung thực, nhanh nhẹn
• Có khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt
• Có khả năng làm việc độc lập
• Ưu tiên kinh nghiệm bán hàng
HỒ SƠ BAO GỒM:
- Bản sao CMND
- 01 ảnh 3x4
Và cung cấp thông tin như sau:
- Họ và tên:
- Giới tính:
- Ngày sinh:
- Số CMND:
- Công việc hiện tại:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Di động:
- Địa chỉ email:
- Nick Yahoo:
- Nick Skype (nếu có):
HỒ SƠ XIN GỬI QUA EMAIL: beckerbao29@gmail.com
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: (Mr. Bảo 0903975630)
Chủ nhân Facebook ghét bộ phim nói về mình
"Mạng xã hội" - một bộ phim đầy mỉa mai về "gã khổng lồ" Facebook cùng nhà sáng lập Mark Zuckerberg - sẽ chính thức ra mắt trong tháng 9 tới tại Liên hoan phim New York.
Và giờ Facebook phải quyết định xem có nên lên tiếng đáp trả.
Xa lánh và... phớt lờ
Sau nhiều tháng suy tính về cách phản ứng, công ty có vẻ đã thống nhất rằng sáng suốt nhất là cứ phớt lờ bộ phim và hy vọng khán giả cũng sẽ làm như vậy - rằng "Mạng xã hội" (The Social Network) sẽ tạo ra thất bại tiếp theo trong nỗ lực "đóng khuôn" một thế hệ, tương tự thất bại trong bộ phim "Less than Zero" (tạm dịch: Nhỏ hơn 0) trước đây. Bộ phim này cũng không truyền tải được ý nghĩa văn hóa như các bộ phim "Wall Street"(Phố Wall) hay "The Big Chill" (tạm dịch: Rùng mình).
Đằng sau đó, Zuckerberg và các đồng nghiệp lại tỏ rõ thái độ xa lánh đối với các nhà làm phim - những người đã khắc hoạ Facebook như một mạng xã hội được sáng lập bởi một loạt kẻ phản bội và nuôi dưỡng bởi những người chỉ thèm khát "friends" (bạn bè) trong thế giới ảo.
Bộ phim bắt đầu với cảnh thân mật tại một đêm hẹn hò ở trường Đại học Harvard 7 năm trước và mô tả sự ra đời của hiện tượng mạng trong căn phòng kí túc xá.
Theo lời của Zuckerberg và nhiều người khác, phần lớn nội dung bộ phim là không có thật. Kịch bản được xây dựng dựa trên một cuốn tiểu thuyết được quảng cáo là "vui vẻ" chứ không phải mang tính chất "phóng sự".
Mark Zuckerberg (trái) và Jesse Eisenberg (phải) - người vào vai anh trong phim "The Social Network" |
Scott Rudin, nhà sản xuất "Mạng xã hội" tiết lộ hai lãnh đạo cao cấp của Facebook là Elliot Schrage, phó chủ tịch bộ phận truyền thông và Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành, "đã xem bộ phim này trước đó và không hề thích nó".
Rudin đã dành nhiều tháng cố gắng xoa dịu mối quan hệ với Zuckerberg bằng cách đưa cho các nhân viên tại Facebook đọc kịch bản bộ phim và thậm chí còn cho phép họ đề xuất một vài thay đổi nhỏ. Nhưng Facebook yêu cầu phải có những thay đổi lớn hơn, và câu trả lời là "không". Cuối cùng, Rudin nói: "Chúng tôi đã thực hiện bộ phim giống như những gì mình mong muốn".
Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây, Zuckerberg phát biểu: "Thành thật mà nói, tôi mong rằng khi người ta viết báo hay bất cứ cái gì về Facebook thì ít nhất họ cũng nên cố gắng viết cho đúng". Sau đó anh bổ sung thêm: "Bộ phim hoàn toàn là hư cấu".
"Vừa là người xây dựng vừa là kẻ phá hoại"
Hai nhà làm phim quyền hàng đầu Hollywood - đạo diễn David Fincher và nhà biên kịch Aaron Sorkin - đã thực hiện bộ phim dù không có sự cho phép của Zuckerberg, mà chỉ dựa vào cuốn sách "The Accidental Billionaires" (Những nhà tỉ phú ngẫu nhiên) của nhà báo Ben Mezrich. Phần lớn cuốn sách dựa trên các cuộc phỏng vấn với Eduardo Saverin, đồng sáng lập Facebook và một người bạn cũ của Zuckerber (người này cảm thấy mình đã bị cho "ra rìa" một cách bất công).
Bìa cuốn sách "The Accidental Billionaires" (Những nhà tỉ phú ngẫu nhiên) |
Theo lời kể của Sorkin, Zuckerberg không phải là nhân vật phản diện mà chỉ là một người bình thường. Chính khát khao được chấp nhận đã thôi thúc anh phát triển của một trang web giúp tạo hình ảnh không thực về bản thân.
Nếu "Bố già" nói về vấn đề gia đình, "Mạng lưới" nói về cơn thịnh nộ thì "Mạng xã hội" phần lớn kể về sự trống rỗng.
Zuckerberg (Eisenberg đóng) đã lắp bắp trong giây phút "thông minh đột xuất của mình": "Tôi đang nói về việc đưa lên mạng toàn bộ cấu trúc xã hội của trường đại học".
Bộ phim xoay quanh những chủ đề khá quen thuộc của Hollywood như tình bạn và sự phản bội, nhưng hầu như không nói gì về con đường trở thành một hiện tượng tại Thung lũng Silicon của Facebook. Trên thực tế, nội dung câu chuyện chủ yếu vay mượn từ lời nói của một số đồng nghiệp cũ của Zuckerberg về quá trình thành lập cũng như tiếp quản và sở hữu sau đó của Facebook.
Một cảnh quay trong phim |
Về nhân vật Zuckerberg, Rudin đánh giá đó "vừa là người xây dựng vừa là kẻ phá hoại. Zuckerberg là một nhân vật quan trọng. Một nhân vật quan trọng của nước Mỹ".
Kirkpatrick, tác giả cuốn sách "Hiệu ứng Facebook" viết về lịch sử của công ty, nhận xét phần lớn bộ phim, bao gồm rất nhiều chi tiết về đời tư của Zuckerberg, là bịa đặt và "cực kì bất công". Ông cho rằng Facebook có thể sẽ phải sử dụng những biện pháp đáp trả mạnh mẽ khi bộ phim được trình chiếu, đặc biệt trong trường hợp bộ phim trở nên ăn khách.
"Họ [Facebook] đang cố gắng lờ bộ phim nhưng sắp không thể làm vậy được nữa rồi," ông nói.
Linh Giang dịch theo New York Times
27 tháng 8 2010
Mỳ ăn liền, "siêu" phát minh cho cuộc sống hiện đại
Mỳ ăn liền giờ đây đã trở thành loại thực phẩm tiện dụng nhất có bán rộng rãi trên toàn thế giới, từ nông thôn hẻo lánh cho tới đô thị hiện đại.
Trường hợp không có nước sôi, người ta vẫn có thể ăn sống loại mỳ này mà không sợ đau bụng. Chính vì thế mỳ ăn liền là loại thực phẩm tốt nhất dùng để cứu tế dân vùng lũ lụt.
Và người giàu cũng chẳng chê nó, những lúc lỡ bữa hay đi công tác xa không quen đồ ăn tại đất khách, mỳ ăn liền luôn là lựa chọn hàng đầu. Tóm lại, mỳ ăn liền là thực phẩm được tất cả mọi người không kể giàu nghèo thích.
Người sáng chế ra món ăn vô cùng tiện lợi đó chính là ông Momofuku Ando còn được gọi là "Vua mỳ ăn liền" hoặc "Cha đẻ của mỳ ăn liền" (Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn.
Mỳ ăn liền (instant noodle) được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên ngôi số một, trên cả các phát minh lừng danh như karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi điện tử Nintendo cũng của người Nhật.
Quá trình sáng chế mỳ ăn liền
Momofuku Ando là người Nhật gốc Trung Quốc, sinh năm 1910 tại Đài Loan, khi đó là thuộc địa của Nhật.
Mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, Ando sống với ông bà, lớn lên cậu bé bắt đầu làm việc trong cửa hiệu bán vải lụa của ông nội tại thành phố Đài Nam, miền Nam đảo Đài Loan.
Năm 22 tuổi, Ando sử dụng tài sản thừa kế từ cha mẹ làm vốn mở một công ty kinh doanh sợi dệt. Hồi ấy, do ít người buôn hàng dệt kim nên công ty của ông có điều kiện ăn nên làm ra. Nhờ thế, một năm sau, Ando đã đủ vốn sang Nhật Bản mở công ty ở Osaka, thành phố lớn thứ hai nước này, chuyên kinh doanh hàng dệt kim và thiết bị máy móc. Đồng thời ông cũng theo học khoa kinh tế của trường đại học Ritsumeikan ở đây.
Cuối thời gian chiến tranh Thái Bình Dương, các đợt ném bom rải thảm của quân đội Đồng Minh đã san bằng thành gạch vụn hầu như tất cả các đô thị và cơ sở công nghiệp ở Nhật, trong đó có nhà máy và cửa hiệu của Ando.
Nền kinh tế cả nước bị tàn phá thảm hại chưa từng thấy, hàng chục triệu người không có việc làm; lương thực và năng lượng như điện, than, dầu đều vô cùng khan hiếm. Không chịu bó tay chờ sự cứu tế của người Mỹ, Momofuku Ando chuyển sang kinh doanh hàng bách hóa và thực phẩm.
Năm 1948, ông thành lập công ty thực phẩm Nissin. Đầu tiên công ty này sản xuất muối ăn theo một cách đơn giản: lát các tấm tôn xuống bờ biển làm thành ruộng muối, lấy nước thủy triều vào ruộng rồi phơi nắng cho nước bốc hơi, còn lại muối trên các tấm tôn. Cũng trong thời gian ấy ông chính thức xin nhập quốc tịch Nhật Bản, trở thành công dân nước này.
Hồi ấy, Nhật Bản thiếu thốn lương thực, hầu hết ăn bột mỳ do Mỹ viện trợ, mặc dù thực phẩm quen thuộc là gạo. Chính quyền Nhật đề chủ trương dùng bột mỳ làm thành bánh mỳ và phát động phong trào khuyến khích toàn dân làm và ăn bánh mỳ theo kiểu người Âu Mỹ cho nhanh và tiện, đỡ phải đun nấu tốn thời gian và nhiên liệu, là thứ hồi đó rất khan hiếm.
Ando không tán thành cách làm ấy, ông cho rằng nên khuyến khích dùng bột mỳ làm thành một dạng mỳ sợi ăn liền, vì dân Nhật hàng ngàn năm nay đã quen ăn gạo và mỳ sợi rồi.
Những khi thấy người ta xếp hàng dài ngoài phố trong băng tuyết để chờ mua một tô mì nóng, Ando cứ băn khoăn với ý nghĩ nếu có thể làm ra một loại mỳ sợi chẳng cần đun nấu lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là ăn được ngay thì tiện biết bao.
Tuy gặp nhiều khó khăn về vốn để nghiên cứu, chế biến nhưng ông vẫn kiên trì thực hiện thí nghiệm mỳ ăn liền của mình.
Khó nhất là làm thế nào để sợi mỳ có thể nhanh chóng hút được nước sôi và chín ngay. Một lần để ý thấy bà vợ dùng dầu xào nấu thức ăn, ông nảy ra ý nghĩ mình cũng dùng dầu chiên cho sợi mỳ nở ra thì nó sẽ nhanh chóng hút nước.
Nhưng Ando cũng phải thí nghiệm hàng trăm lần mới thành công. Để sợi mỳ có vị ngon, ông ngâm nó vào loại soup nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô.
Cuối cùng vào ngày 25/8/1958, Ando sản xuất thành công lô mỳ ăn liền vị thịt gà đầu tiên mang nhãn hiệu Ramen, thường gọi là Chikin Ramen (Chikin nói lái theo "chicken").
Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào bát, rót nước sôi vào đậy kín, để một lúc là ăn được ngay, rất tiện cho người Nhật thời buổi khó khăn bấy giờ; vì thế bán rất chạy.
Hơn nữa vào hồi ấy, nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa, ai nấy đều thiếu thời gian, do đó thực phẩm ăn liền ngày càng được tiêu thụ nhiều.
Để sản xuất với quy mô lớn, tháng 12 năm ấy, Ando mở rộng công ty Thực phẩm Nissin Food Products Co. Thật may cho ông, khi đang thiếu vốn thì năm sau, hãng Mitsubishi, một tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở Nhật nhảy vào hỗ trợ quảng bá món ăn nhanh này, giúp cho mì Ramen mau chóng tăng sản lượng nhiều lần trong một nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa.
Giai đoạn phát triển và gìn giữ thương hiệu
Thấy mỳ ăn liền bán chạy như tôm tươi, có người tìm cách làm nhái sản phẩm Ramen. Vì họ làm ẩu nên có người ăn mỳ "nhãn hiệu Ramen" bị ngộ độc.
Để giữ uy tín sản phẩm của mình, Ando làm đơn xin đăng ký thương hiệu và bằng sáng chế. Năm 1962, công ty ông được chính thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và được cấp bằng sáng chế mỳ ăn liền. Sau đó Ando gửi công văn cảnh cáo các công ty làm nhái sản phẩm của ông.
Nhưng đến năm 1964, Ando lại có một cử chỉ hào hiệp là chấm dứt độc quyền sản xuất mỳ ăn liền, thành lập Hội Công nghiệp Mỳ sợi Nhật Bản (Instant Food Industry Association) và công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.
Ông bắt đầu nghĩ rộng hơn, tới chuyện bán sản phẩm ra nước ngoài. Trong chuyến thăm dò thị trường Mỹ năm 1966, Ando quan sát thấy người Mỹ khi ăn thì dùng thìa nĩa và đĩa chứ không dùng đũa và bát như người Nhật.
Ông nảy ra ý định đóng gói mỳ ăn liền vào trong những chiếc cốc to bằng giấy dày không thấm nước, đổ nước sôi vào một lúc là ăn được, mỳ ăn liền phiên bản này siêu tiện dụng .
Năm 1970, Nissin mở chi nhánh đầu tiên tại Mỹ. Ngày 18/9/1971, Mỳ ăn liền Nissin đựng trong cốc (Cup Noodle) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Sản phẩm của Nissin bắt đầu chiếm lĩnh thị trường bên ngoài Nhật Bản
Năm 1999, Momofuku Ando lập Nhà Bảo tàng Mỳ Ramen mang tên ông ở Ikeda thuộc quận Osaka (Momofuku Ando Instant Ramen Museum). Trong 6 năm rưỡi đã có cả thảy hơn một triệu người thăm bảo tàng này; điều đó đủ thấy thiên hạ coi trọng sáng chế mỳ ăn liền của Ando như thế nào.
Đến năm 2005 thì toàn thế giới đã tiêu thụ 85,7 tỉ gói mì ăn liền, bình quân tiêu thụ mỗi người 12 gói, trong đó Nissin chiếm thị phần lớn nhất, với 10 tỉ gói .
Cũng trong năm 2005, công ty Nissin còn cung cấp mì ăn liền cho nhà du hành vũ trụ người Nhật Soichi Noguchi trong chuyến bay trên tàu con thoi Mỹ Discovery lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.
Ando còn có rất nhiều dự định trong tương lai bao gồm cả việc triệu tập một hội nghị quốc tế về mỳ ăn liền tại Osaka vào năm 2008 nhưng đã không kịp.
Ngày 5/1/2007, Momofuku Ando qua đời tại Osaka vì một cơn nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 96 tuổi. Nghe nói cho tới hôm ấy ông hãy còn ăn món Chikin Ramen của mình như thường lệ hàng ngày bao năm qua. .
Câu nói để đời của Ando là: "Hòa bình sẽ đến với thế giới khi tất cả mọi người có đủ đồ ăn thức uống" và chắc chắn nó sẽ là châm ngôn cho những nhà kinh doanh chân chính mãi về sau.
Sưu tầm từ http://forum.gsm.vn/