15 tháng 8 2012

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến.

Bài viết này đứng trên khía cạnh là người bán và người mua không cùng 1 thành phố


  1. Thông tin về sản phẩm: phải đảm bảo thông tin người bán cung cấp là đúng, ngoài ra thông tin đó phải đảm bao người dùng có thể biết và hiểu được sản phẩm đó là dành cho mình.

    Vd:
     nếu mua 1 cái áo thì người bán phải có hình ảnh của áo (mặt trước + mặt sau), kích thước (size) của áo, nói đến kích thước áo thì phải làm sao cho người dùng hiểu được là kích thước 40 hay 41 thì dài, rộng nó bao nhiêu. Nếu có thêm hình ảnh của người mẫu mặc nữa thì càng tốt.
  2. Mức độ uy tính của người bán: khi mua 1 sản phẩm của 1 ai đó mình thường đặt các câu hỏi như sau (sắp xếp theo thứ tự quan trọng):
    • Người bán là người có uy tính trong mua bán online không? 
    • Sản phẩm của họ có thực sự là còn hàng hay không? Có cần phải gọi điện hỏi lần nữa không?
    • Sản phẩm hoặc bản thân họ đã bị ai complain hay chưa? Nếu có thì họ giải quyết thế nào? 
    • Sản phẩm họ giao có đúng với hình ảnh đăng trên website không? Nếu sản phẩm không đúng với hình ảnh thì họ giải quyết thế nào?
    • Thời gian giao hàng khi nào? Có tính phí không?
  3. Khả năng giải quyết tranh chấp: khi giữa bên bán và bên mua có xảy ra tranh chấp thì 2 phía có sẳn sàng cùng nhau giải quyết vấn đề không hay là mạnh ai nấy lo. Nếu có 1 bên thứ 3 đại diện 2 bên giải quyết thì sẽ thế nào nhỉ?
  4. Thời gian trả lời nhanh: việc trả lời người dùng nhanh chóng rất quan trọng đối với những người mua hàng. Nếu mình gửi 1 email để hỏi về thông tin sản phẩm mà cả ngày vẫn không có ai trả lời lại thì lại phải gọi điện (cái này thì chẳng phải e-commerce). Hoặc là sau khi chuyển tiền xong thì email thông báo là đã chuyển tiền, 5-10 phút người bán trả lời đã nhận được tiền và chuyển hàng trong ngày hôm nay. Thế thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
  5. Phương thức thanh toán: đối với người bán ở xa thì phương thức thanh toán sẽ là 1 yếu tố quan trọng.
    • Nếu chuyển tiền mà không chuyển hàng hoặc ngược lại thì ai sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp?
    • Tiền đã chuyển và hàng đã đến nhưng không đúng chất lượng thì sẽ giải quyết như thế nào? Ai sẽ đại diện cho người mua? Ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho người bán?

    Vấn đề này sẽ được giải quyết khi người bán có độ uy tính cao, vậy còn những người mới bán hàng thì sao?
  6. Phương thức vận chuyển: người bán sẽ ship món hàng bằng dịch vụ nào? Có đảm bảo được chất lượng khi hàng đến không?
Có thể thấy 2 yếu tố phương thức thanh toán và vận chuyển hiện nay đã nằm ở dưới cùng những vấn đề quan tâm của mình khi mua hàng trực tuyến.

Nếu các đại gia lớn như FPT, NCT, Lazada tham gia vào thì chắc chắn 6 vấn đề trên hoàn toàn được giải quyết chỉ bằng 1 từ "UY TÍN".

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải xem xét ở phía ngược lại tức là từ người bán. Hiện tại đa số người dùng sử dụng các phương thức thanh toán như chuyển khoản ngân hàng, chuyển hàng lấy tiền hoặc đến nơi lấy nên nhiều khi đi giao hàng hoặc ship hàng mà người mua không nhận thì đúng là tai họa. 

Nếu mọi giao dịch điện tử đều sử dụng cùng 1 loại thẻ là credit card là Visa hoặc Master thì việc này sẽ dễ dàng hơn.

Kết luận: đâu sẽ là giải pháp toàn vẹn cho thị trường E-commerce tại Việt Nam

Không có nhận xét nào: