Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

18 tháng 8 2010

Định vị sai: bài học đáng giá bạc tỷ

Sài Gòn là nơi các chuỗi cửa hàng có thể ăn nên làm ra nhưng cũng là một thành phố quá khắc nghiệt cho mô hình kinh doanh này. Đã có biết bao ý tưởng về chuỗi cửa hàng rất thú vị, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển tốt. Thế nhưng chỉ vì một sai lầm, công sức xây dựng của cả chuỗi cửa hàng sẽ đổ sông đổ biển. Nếu chỉ kinh doanh một cửa hàng, số tiền mất đi đủ làm người ta khôn ngoan hơn. Nhưng khi kinh doanh chuỗi, số vốn “vỗ cánh bay đi” có thể làm điên đảo cả một nhóm người. Bài học nhận được ở đây đáng giá hàng chục tỷ đồng.

Định vị sai nhu cầu
“Dùng bữa trưa với chỉ… một ngón tay” đó là slogan của chuỗi nhà hàng Miomi cách nay ba năm. Có nghĩa là bạn chỉ cần gọi điện thoại hoặc click chuột, nhân viên Miomi sẽ mang bữa trưa đến tận nơi làm việc. Tuy nhiên, nhà hàng Miomi “nài nỉ” thêm trên phần quảng cáo “Nếu bạn đến được nhà hàng thì mới cảm nhận hết sức hấp dẫn của một bữa ăn trưa kiểu mới và hiện đại”. Món ăn mà Miomi tung ra thị trường là một món vừa “cổ điển” vừa “hiện đại”, đó là bánh mì. Bánh mì không phải là món ăn thuần Việt nhưng người Pháp đã “thuyết phục” được chúng ta và biến món ăn đó trở nên không hề xa lạ. Và Miomi “có công” biến bánh mì thành món mới khi cam kết bánh mì Miomi được đặt làm riêng, có mùi thơm đặc biệt, ruột mềm, vỏ giòn, không sử dụng chất phụ gia. Các thức ăn kèm của bánh mì chấm gồm có: sườn ragu, bò kho, tôm yamkum, xíu mại, cà ri gà và bảy loại nhân kẹp khác nữa là patê, chả lụa, xúc xích tỏi, thịt nguội, giò thủ, bì chả, chà bông và các loại rau đi cùng… Món ăn ở đây được áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo một bữa trưa hợp vệ sinh, ngon miệng. Nhà hàng Miomi còn nhấn mạnh bánh mì của họ đầu tiên có ở Việt Nam, đầy đủ dinh dưỡng, từ 400 tới 600 Kcal cho một khẩu phần (trung bình 20.000 đồng/phần), trong đó cân đối được các chất đạm, đường, béo với những loại nước xốt có công thức riêng thích hợp cho nhiều nhu cầu khác nhau về khẩu vị của người Việt. Tuy vậy, nhu cầu ăn sáng bằng bánh mì của người Việt đã được đảm bảo, nhưng ăn trưa cũng bằng bánh mì liệu có ổn không nhất là một phần bánh mì có giá đến 20.000 đồng?

Định vị sai vị trí
Tuy định vị sai nhu cầu nhưng concept của Miomi hoàn toàn không có gì bất ổn nếu như không nói là rất thích hợp trong thời buổi bận rộn hôm nay. Với điều kiện, Miomi phải tìm cho ra những người bận rộn, thích ăn trưa bằng bánh mì và “chỉ bằng một ngón tay”. Những người này đa phần là nhân viên văn phòng, dân sang trọng hoặc người nước ngoài. Họ làm việc trong các tòa nhà cao tầng thuộc khu trung tâm thành phố. Buổi trưa đôi khi họ vẫn phải họp hành hoặc tranh thủ làm việc. Họ thích ăn trưa nhanh chóng và gọn nhẹ. Tuy vậy, Miomi đã định vị sai vị trí. Nhà hàng “tổng hành dinh” của họ đặt ở đường Trần Quang Khải, khu vực gần chợ Tân Định sầm uất. Họ nhận giao hàng ở các quận gần đó gồm quận I, III, Phú Nhận, Bình Thạnh. Vậy chỉ có những người thuộc khu vực này mới có khả năng “Ăn trưa bằng một ngón tay”. “Bi kịch” ở chỗ những quận này đều không phải là nơi thiếu những nhà hàng, tiệm ăn, quán phở, xe bánh mì… “phủ” dày đặc. Đó là chưa nói các chợ Tân Định, Phú Nhuận, Bà Chiểu… vốn nổi tiếng có nhiều món ăn vừa ngon vừa rẻ. Con đường Trần Quang Khải tuy thuộc quận I nhưng không phải là con đường sang trọng mà chỉ toàn những cửa tiệm dân dã. Đó cũng là khu vực rất ít các công ty, hiếm các nhân viên văn phòng, không nhiều những đối tượng thích ăn trưa bằng bánh mì. Sau khi tung ra thị trường với một chiến dịch marketing rầm rộ, chỉ ít tháng sau Miomi đánh ngậm ngùi “lên đường”. Đầu tư ban đầu của họ khá cao do Miomi dự định mở một chuỗi cửa hàng hoành tráng. Concept “ăn trưa bằng một ngón tay” của Miomi có thể đã thành công nếu họ mở ở một nơi sang trọng. Nhưng chỉ vì định vị sai vị trí. Họ đã biến mất khỏi thị trường.

Định vị sai xu hướng
Năm 2001 người dân Sài Gòn ngỡ ngàng nhìn chuỗi cửa hàng tiện ích Massan rầm rộ ra quân. Những cửa hàng này có tham vọng thay thế các hộ gia đình bán tạp hóa trong những khu phố nhỏ và đồng thời thay thế luôn những siêu thị to lớn sang trọng. Chuỗi cửa hàng có diện tích bé bé như các tiệm tạp hóa nhưng lại được gắn máy lạnh, trưng bày hàng tự chọn như siêu thị. Đặc biệt, Massan mở cửa 24/24 giờ. Mô hình cửa hàng tiện ích vốn không xa lạ ở Thái Lan với chuỗi Seven/Eleven và ở các nước khác khi các cửa hàng này nằm ở các cây xăng. Ở nước ngoài thì concept này cực kỳ phù hợp vì nhiều lý do: dân ở những thành phố lớn sống nhiều về đêm, họ cần mua những món tiện ích không phải vào siêu thị, siêu thị ở họ vốn nằm xa khu vực dân cư, không có những hộ tư nhân bán tạp hóa mở cửa từ sáng sớm đến tối mịt như ở Việt Nam… Tóm lại concept này “rằng hay thì thật là hay” nhưng áp dụng ở Việt Nam vào năm 2001 là quá sớm. Massan đã định vị sai xu hướng tiêu dùng của người Việt. Người tiêu dùng Việt sẽ bắt chước cách tiêu dùng của nước ngoài nếu phù hợp với hoàn cảnh sống của mình. Chuỗi cửa hàng tiện ích Massan không thay thế được các tiệm tạp hóa vì giá cả đắt hơn. Ngoài ra Massan cũng không thay thế được siêu thị vì dân Việt Nam vào năm 2001 thích đi siêu thị không chỉ để mua hàng hóa mà còn để… vui chơi và giải trí.

Bài học đáng giá bạc tỷ
Đã có rất nhiều chuỗi cửa hàng với concept kinh doanh thú vị nhưng do định vị sai họ đã ngậm ngùi mua một bài học đáng giá bạc tỷ. Nếu ban đầu ra quân với một vài cửa hàng nhỏ, họ chỉ mất ít, nhưng nếu quá tham vọng vào thời điểm khai trương, họ mất quá nhiều. Trường hợp của Massan minh chứng quá rõ. Đầu tư 20 tỷ, ra mắt vào năm 2001 với 25 cửa hàng, đến tháng 8.2002, công ty đã phải đóng cửa 20 cửa hàng. Và cuối cùng, chuyện gì đến phải đến, tháng 4.2003, năm cửa hàng còn lại cũng “tiếp bước” việc đóng cửa. Xem như trong vòng có hai năm, 25 tỷ đã không cánh mà bay, để lại bài học đau thương cho ban giám đốc chuỗi cửa hàng này. Điều đáng nói là concept cửa hàng tiện ích của Massan hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam, nhưng không phải vào năm 2001, khi xu hướng tiêu dùng của người Việt chưa phù hợp. Bằng chứng là vào tháng 8.2005, cửa hàng Shop & Go đầu tiên của công ty Cửa Hiệu và Sức Sống đã khai trương. Concept giống hệt của Massan nhưng Shop & Go thầm lặng hơn. Sau một năm, Shop & Go tăng lên bốn cái. Cho đến tháng 7.2009, chậm nhưng chắc, các cửa hàng Shop & Go đã đạt đến con số 37 cửa hàng tại Sài Gòn. Ngoài các món nhu yếu phẩm, Shop & Go cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích khác, phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh mỗi cửa hàng, bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card. Sài Gòn là nơi có sức mua cao nhất nước nhưng bù lại giá thuê mặt bằng cũng quá cao. Các thương hiệu muốn mạnh tay mở liền một chuỗi nhiều cửa hàng cần phải cân nhắc đến vốn dài hạn. Những thương hiệu lâu năm như cơm tấm Kiều Giang, cơm Thuận Kiều, bánh mì Như Lan… đều có các cửa hàng do chính họ sỡ hữu nhà. Vì thế họ không nơm nớp chuyện thuê mặt bằng quá cao và vấn nạn bị chủ nhà lấy lại mặt bằng rồi “cướp trắng” thương hiệu non trẻ của mình.

Sưu tầm từ DuongThuy.net

17 tháng 8 2010

Thương hiệu mạnh “nhét” gì vào đầu người tiêu dùng?

“Hãy kể cho người tiêu dùng nghe một câu chuyện!” là điều mà các marketer luôn phải làm để hàng hóa của họ “dụ khị” được người mua. Tuy nhiên có những món hàng quá tế nhị (như băng vệ sinh hay bao cao su) hoặc quá đơn giản và nhàm chán (như nước đóng chai hay nước ngọt có gaz). Tìm một câu chuyện để lồng vào những món hàng này hoàn toàn không còn dễ dàng nữa. Vả lại, ngày nay người tiêu dùng cũng không còn tin vào những câu chuyện. Vậy, các marketer phải “nhét” gì vào đầu họ để mong bán được hàng đây?

Cá tính độc đáo
Băng vệ sinh Kotex từ lâu đã “giết chết” băng vệ sinh Bạch Tuyết nhờ biết “bám riết” lấy tuổi teen. Đây là lứa tuổi dễ bị tác động và sẳn sàng bỏ tiền dùng thử nếu họ bị các chiến dịch marketing bủa vây. Thế là trong khi băng vệ sinh Bạch Tuyết lui về ở ẩn, làm bạn với các “bà ngoại” vì không chịu đầu tư cho marketing, băng vệ sinh Kotex đã phát huy mọi thế mạnh của marketing thời hiện đại: tạo ra hiện tượng xì-tin độc đáo. Kotex biết cách tìm hiểu tuổi teen thật rõ ràng. Đây là lứa tuổi thích bắt chước theo một hiện tượng nào đó, thích có một phong cách riêng mà trong các đoạn quản cáo chúng ta nghe là “phong cách xì-tin”. Hiện tượng này phải vui vẻ, lạ thường, độc đáo, bộc lộ được cá tính muốn thể hiện mình. Và Kotex đã kỳ công tạo ra hiện tượng “Tôi khác biệt chỉ vì tôi là tôi”. Với hàng loạt các poster quảng cáo trên báo giấy, các đoạn video clip trên TV cùng những event tuổi teen “tự tin khoe cá tính”, Kotex thu hút rất nhiều giới trẻ cùng theo dõi rất thích thú. Em Đặng Nguyễn Trâm Anh, học sinh lớp 11 ở Tp.HCM vui vẻ chia sẻ “Em không bao giờ nghĩ mình dùng băng vệ sinh Kotex thì có nghĩa là mình cá tính hơn. Nhưng bạn bè em đều nghe ra rả thông điệp này và đó là một hiện tượng. Giờ chúng em hay hỏi nhau “Hôm nay mày có đang tự tin khoe cá tính không?”, tức là chúng em đang muốn hỏi hôm nay có đang dùng Kotex không”. Và cứ thế Kotex “tấn công” người tiêu dùng suốt mấy năm ròng, giờ đây người tiêu dùng tuổi teen khi nhắc đến Kotex đều mặc nhiên nghĩ mình rất cá tính. Và theo thống kê thì có đến hơn 90% các em tuổi teen thích mình có cá tính riêng. Vậy là băng vệ sinh Kotex tăng doanh thù vù vù.

“Cái tôi” phải luôn kết hợp với “chúng ta”
Kotex liên tiếp tung ra nhiều mẫu quảng cáo thú vị trên TV. Các em nữ sinh trong những đoạn quảng cáo này không bao giờ có dáng vẻ e ấp, thẹn thùng, mặc áo dài trắng tha thướt hay tỏ ra “yểu điệu thục nữ” như các bậc phụ huynh luôn muốn thế. Các em mặc quần áo trẻ trung, thể hiện sự khỏe khoắn, tính năng động và phong cách tuổi teen độc đáo. Các em nữ sinh trung học rất thích đoạn quảng cáo kể về cô bé đang chuẩn bị xin chữ ký một ca sĩ thần tượng. Khi chàng xuất hiện làm các em xúc động la ầm lên “Anh ấy đến rồi!” và ào ào lao xuống cầu thang tiến đến bao vây chàng, nhưng cô bé của chúng ta bị trật gót giày và không thể chen lấn vào dòng người. Thế là cô quyết định trượt tay vịn cầu thang xuống “cái vèo”. Đó là một hành động bộc phát, sáng tạo, độc đáo và quan trọng là rất hiệu quả. Cô bé tiếp cận được chàng ca sĩ trước cả dòng người kia và được chàng ưu ái tặng chữ ký kèm theo một nụ cười hút hồn. Đoạn quảng cáo này thể hiện được “cái tôi” riêng biệt của cô bé và đồng thời, cũng nói lên hiện tượng nữ sinh mê thần tượng là các ca sĩ đẹp trai. Vì thế, thật dễ hiểu vì sao Kotex quá thành công trong giới tuổi teen, lứa tuổi luôn muốn “là chính mình” nhưng vẫn bị cộng đồng tuổi teen tác động mạnh.
Cũng nhấn mạnh vào “cái tôi”, Pepsi luôn mời các ngôi sao ca nhạc và bóng đá cùng thể hiện sự thành công của họ. Ở Việt Nam Lam Trường là người đầu tiên uống Pepsi rồi tuyên bố “Năng động hơn! Thành công hơn!”, kế đó là Mỹ Tâm với thông điệp “Sống hết mình”, và rồi Kasim Hoàng Vũ phụ họa bằng câu “Thử thách chính mình”. Nhưng đồng thời, tập đoàn Pepsi cũng tung ra một chiến dịch quảng cáo toàn cầu với các ca sĩ Britney Spears, Pink, Beyonce. Trong clip này, các cô em bốc
lửa hóa trang thành các nữ võ sĩ giác đấu, cùng hát bài “We Will Rock You” với một tinh thần đồng đội rất cao. Pepsi không chỉ đề cao “cái tôi” mà còn nhấn mạnh về thành quả của một tập thể.

Đam mê chung và kết bạn mới
Sau khi đã có được một sự tin tưởng từ người tiêu dùng như trường hợp băng vệ sinh Kotex, nhãn hàng này tiếp tục cam kết cùng đồng hành với họ. Kotex đã tạo ra những sự kiện, những sân chơi chung cho giới tuổi teen với mục đích gần gũi hơn với các em và thông qua đó sẽ cùng có những kinh nghiệm chung. Liên tiếp trong ba năm, từ năm 2007 đến nay, Kotex tổ chức cuộc thi nhảy hiện đại dành cho các hội nhóm và cho cá nhân tham dự. Cuộc thi nhảy mang tên “Bước nhảy xì-tin” đã thu hút hàng chục ngàn em tham dự trên khắp Việt Nam với tư cách thí sinh và khán giả cổ vũ. Nhảy hiện đại là một loại hình nghệ thuật và thể thao mà tuổi teen rất say mê. Vì thế, Kotex mạnh dạng đầu tư mạnh tay vào hoạt đông marketing này. Họ lập cả trang web www.buocnhayxitin.com và tạo nhiều diễn đàng cho các em tha hồ thảo luận. Một em có nick là “Joyca” chia sẻ trên mạng “Mình rất thích chương trình bước nhảy xì-tin này nhưng trước kia chưa có dịp tham dự trổ tài, nay mình mong được các bạn ủng hộ và qua chương trình này sẽ kết thêm nhiều bạn có cùng đam mê”. Một em khác nick là “Jessica Hura” tâm sự “Chúng ta nên cảm ơn Kotex đã tạo ra sân chơi này!”. Thế là đã đủ để Kotex nằm trong tâm trí của các em, và sẽ khó có một sản phẩm nào khác có thể len lỏi vào, phá tan “tình bạn” đẹp của Kotex với các nhà tiêu dùng tuổi teen.

“Mớm” những giấc mơ
Một nhóm bạn trẻ mới tốt nghiệp Đại học cùng ăn tối trong quán. Họ chọn Pepsi để uống và cười nói với nhau “Uống pepsi đi tụi bây, mình sẽ giống Lam Trường: Năng động hơn! Thành công hơn!”. Không hẳn là họ chỉ nói vui, rõ ràng thông điệp “Năng động hơn! Thành công hơn” đã gieo vào đầu những người trẻ này một giấc mơ thành đạt. Họ vừa tốt nghiệp Đại học, họ muốn có việc làm, họ muốn được thăng tiến, họ muốn giàu có, họ muốn được nhiều người hâm mộ. Pepsi là một thức uống có mặt ở thị trường mấy chục năm nay, thức uống này không thay đổi công thức, không có gì lạ, không có gì mới mẻ. Vậy làm sao để người tiêu dùng không nhàm chán Pepsi đây? Câu trả lời là: Pepsi liên tục “mớm” những giấc mơ cho giới trẻ. Với công thức khá cổ điển là tìm những ngôi sao để phát ngôn cho thương hiệu, Pepsi đã không hề làm người tiêu dùng chê cũ bởi luôn biết tìm kiếm những ngôi sao mới, đại diện cho sự thành công đặc biệt. Ở Mỹ vào những năm tám mươi, khi mọi người đang chết mê chết mệt Micheal Jackson, Pepsi đã mạnh dạng chọn vua nhạc Pop cho hàng loạt các chiến dịch Marketing của mình. Trong một clip quảng cáo, người ta thấy một nhóm trẻ em nghèo đang nhảy theo bước moon walk và hóa trang thành Micheal Jackson. Thế rồi các em đột ngột nhận ra vua nhạc Pop xuất hiện, họ cùng thể hiện một điệu nhảy. Các em đã thỏa giấc mơ được gặp thần tượng và một giấc mơ khác được Pepsi “mớm” thêm: Dù bạn có nghèo hèn, dù bạn có xuất thân đường phố, nhưng bạn uống cùng một thức uống Pepsi như thần tượng. Vậy bạn cũng sẽ có tài năng, thành công, giàu có như Micheal Jackson. Chiến dịch “móm” giấc mơ được như thần tượng của Pepsi thành công vang dội, điều này giải thích vì sao Pepsi được tiêu thụ mạnh không những tại các nước giàu mà còn có doanh thu rất cao tại các nước nghèo, nơi người dân luôn nuôi mộng thành công hơn.

Sưu tầm tại DuongThuy.net

13 tháng 7 2010

Bài học ứng xử

Đọc thấy 1 bài trên facebook hay hay mình copy qua đây

*** Bài học thứ đầu tiên:

Một người đàn ông đi vào nhà tắm khi người vợ vừa tắm xong, cùng lúc đó chuông cửa kêu. Người vợ vội quấn tạm chiếc khăn tắm rồi đi xuống nhà. Khi mở cửa cô thấy Bob, một người hàng xóm, đang đứng đó. Trước khi cô kịp mở lời thì Bob đã nói: “Tôi sẽ đưa cô 800$ nếu cô bỏ chiếc khăn tắm”. Sau khi suy nghĩ giây lát, người phụ nữ bỏ khăn tắm ra và đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây, Bob đưa cô 800$ và rời đi. Người phụ nữ lại quấn khăn tắm vào rồi đi lên nhà.Khi cô bước vào phòng tắm, người chồng hỏi, “Ai thế em?”“Là Bob, người hàng xóm”, cô trả lời.“Tuyệt,” người chồng nói, “thế cậu ấy có nói gì về 800$ nợ anh không?”

>> Bài học xương máu:
Nếu chia sẻ các thông tin then chốt liên quan tới khoản cho vay và sự rủi ro với các cổ đông kịp lúc, có lẽ bạn sẽ không phải trần truồng cho người khác xem.


*** Bài học thứ 2:

Một tu sĩ nam mời tu sĩ nữ đi chung xe. người nữ chui vào xe , ngồi bắt chéo chân, để lộ một bên bắp chân. người nam súyt nữa thì gây tai nạn giao thông.
Sau khi điều chỉnh tay lái lại, người nam thò tay mùi mẩm lên đùi người nữ.
Người nữ kêu :
- Xin Ngài hãy nhớ điều răn 1293... !
Người nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số , người nam lại tiếp tục sờ sọang chân người nữ. Một lần nữa nữ kêu :
- Xin thưa Ngài.....hãy nhớ điều răn thứ 1293....!
Người nam thẹn quá :
- Xin lỗi nữ tôi trần tục quá !
Đến nơi người nữ tu sĩ thở dài.... rồi bỏ đi. Vừa đến nhà tu. Tu sĩ nam vội chạy ngay đến nhà tra cứu ngay cái điều răn 1293 ấy, thấy ghi như sau :
- Hãy tiến lên... tìm kiếm... xa hơn nữa.... con sẽ tìm thấy ánh hào quang !

>> Bài học xương máu :
Nếu anh không nắm rỏ thông tin trong công việc của mình, anh sẽ bỏ lở một cơ hội to lớn....!

*** Bài học thứ 3 :

Một nam nhân viên bán hàng, một nữ thư ký hành chánh và một nam Giám đốc cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo :
-Ta cho các con mỗi đứa một điều ước. Nên nhớ chỉ một điều ước duy nhất mà thôi !
Nữ thư ký hành chính nhanh nhẩu :
- Tôi muốn được hưởng thiên đàng hạ giới nơi thành phố ăn chơi Las Vegas.
Vừa nói xong cô thư ký biến mất.
Anh nam nhân viên bán hàng nói tiếp theo ngay :
- Tôi....! tôi.....! tôi muốn ở Hawaii tận hưởng thú vui nơi bải biển có nữ masage đẹp tuyệt vời của riêng tôi....nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Nói xong anh nam nhân viên bán hàng biến mất.
Giờ thần đèn mới nói đến nam Giám đốc :
- OK ! đến lượt anh !
Ông Giám đốc nói :
- Tôi muốn hai đứa đấy ....! Phải có mặt ngay tại văn phòng để làm việc vào đầu giờ trưa nay....!

>> Bài học xương máu :
Luôn luôn để "Xếp" phát biểu trước....! Nhớ nghe !


*** Bài học thứ 4 :

Một con đại bàng đang đậu trên cây nghĩ ngơi, chẳng làm gì cả . Một con thỏ con nhìn thấy thế hỏi :
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì giống ông được không ?
Đại bàng trả lời : - Dễ dàng thôi...! Được chứ sao không !
Thế là con thỏ ngồi xuống nghĩ ngơi.
Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ......

>>Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao....thật cao.... cao lắm ý !


*** Bài học thứ 5 :

Một con chim nhỏ bay về phương nam tránh rét. Trời lạnh quá, con chim bị đông cứng lại và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy một con bò đi qua ị vào người nó. Com chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng, người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ cho nó ấm. Nó nằm đấy thấy ấm áo và thật hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót lần theo.... phát hiện con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim ra và ăn thịt.

>>Bài học xương máu :

1.- Không phải thằng nào ị vào mình cũng là kẻ thù của mình .
2.- Không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống *** cũng là bạn mình.
3.- Và khi đang ngập ngụa trong đống *** thì tốt nhất nên ngậm cái mồm lại.....