Hiển thị các bài đăng có nhãn quảng cáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quảng cáo. Hiển thị tất cả bài đăng

03 tháng 2 2012

Facebook lại update chức năng view Photo

Tình hình là Facebook chuẩn bị update chức năng view photo của mình 1 lần nữa. Tuy nhiên lần update này lại cũng chỉ bắt chước chức năng của Google+.

27 tháng 8 2010

Mỳ ăn liền, "siêu" phát minh cho cuộc sống hiện đại

Một thứ bình dân nhưng lại được người Nhật xếp trên cả trò chơi điện tử Nintendo lừng danh cơ đấy



Mỳ ăn liền giờ đây đã trở thành loại thực phẩm tiện dụng nhất có bán rộng rãi trên toàn thế giới, từ nông thôn hẻo lánh cho tới đô thị hiện đại.

Trường hợp không có nước sôi, người ta vẫn có thể ăn sống loại mỳ này mà không sợ đau bụng. Chính vì thế mỳ ăn liền là loại thực phẩm tốt nhất dùng để cứu tế dân vùng lũ lụt.


Và người giàu cũng chẳng chê nó, những lúc lỡ bữa hay đi công tác xa không quen đồ ăn tại đất khách, mỳ ăn liền luôn là lựa chọn hàng đầu. Tóm lại, mỳ ăn liền là thực phẩm được tất cả mọi người không kể giàu nghèo thích.

Người sáng chế ra món ăn vô cùng tiện lợi đó chính là ông Momofuku Ando còn được gọi là "Vua mỳ ăn liền" hoặc "Cha đẻ của mỳ ăn liền" (Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn.


Mỳ ăn liền (instant noodle) được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên ngôi số một, trên cả các phát minh lừng danh như karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi điện tử Nintendo cũng của người Nhật.

Quá trình sáng chế mỳ ăn liền


Momofuku Ando là người Nhật gốc Trung Quốc, sinh năm 1910 tại Đài Loan, khi đó là thuộc địa của Nhật.

Mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, Ando sống với ông bà, lớn lên cậu bé bắt đầu làm việc trong cửa hiệu bán vải lụa của ông nội tại thành phố Đài Nam, miền Nam đảo Đài Loan.

Năm 22 tuổi, Ando sử dụng tài sản thừa kế từ cha mẹ làm vốn mở một công ty kinh doanh sợi dệt. Hồi ấy, do ít người buôn hàng dệt kim nên công ty của ông có điều kiện ăn nên làm ra. Nhờ thế, một năm sau, Ando đã đủ vốn sang Nhật Bản mở công ty ở Osaka, thành phố lớn thứ hai nước này, chuyên kinh doanh hàng dệt kim và thiết bị máy móc. Đồng thời ông cũng theo học khoa kinh tế của trường đại học Ritsumeikan ở đây.



Cuối thời gian chiến tranh Thái Bình Dương, các đợt ném bom rải thảm của quân đội Đồng Minh đã san bằng thành gạch vụn hầu như tất cả các đô thị và cơ sở công nghiệp ở Nhật, trong đó có nhà máy và cửa hiệu của Ando.

Nền kinh tế cả nước bị tàn phá thảm hại chưa từng thấy, hàng chục triệu người không có việc làm; lương thực và năng lượng như điện, than, dầu đều vô cùng khan hiếm. Không chịu bó tay chờ sự cứu tế của người Mỹ, Momofuku Ando chuyển sang kinh doanh hàng bách hóa và thực phẩm.


Hình ảnh cuộc chiến Thái Bình Dương, nguyên nhân làm Nhật Bản rơi vào khủng hoảng.

Năm 1948, ông thành lập công ty thực phẩm Nissin. Đầu tiên công ty này sản xuất muối ăn theo một cách đơn giản: lát các tấm tôn xuống bờ biển làm thành ruộng muối, lấy nước thủy triều vào ruộng rồi phơi nắng cho nước bốc hơi, còn lại muối trên các tấm tôn. Cũng trong thời gian ấy ông chính thức xin nhập quốc tịch Nhật Bản, trở thành công dân nước này.

Hồi ấy, Nhật Bản thiếu thốn lương thực, hầu hết ăn bột mỳ do Mỹ viện trợ, mặc dù thực phẩm quen thuộc là gạo. Chính quyền Nhật đề chủ trương dùng bột mỳ làm thành bánh mỳ và phát động phong trào khuyến khích toàn dân làm và ăn bánh mỳ theo kiểu người Âu Mỹ cho nhanh và tiện, đỡ phải đun nấu tốn thời gian và nhiên liệu, là thứ hồi đó rất khan hiếm.


Ando không tán thành cách làm ấy, ông cho rằng nên khuyến khích dùng bột mỳ làm thành một dạng mỳ sợi ăn liền, vì dân Nhật hàng ngàn năm nay đã quen ăn gạo và mỳ sợi rồi.

Những khi thấy người ta xếp hàng dài ngoài phố trong băng tuyết để chờ mua một tô mì nóng, Ando cứ băn khoăn với ý nghĩ nếu có thể làm ra một loại mỳ sợi chẳng cần đun nấu lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là ăn được ngay thì tiện biết bao.


Tuy gặp nhiều khó khăn về vốn để nghiên cứu, chế biến nhưng ông vẫn kiên trì thực hiện thí nghiệm mỳ ăn liền của mình.


Miệt mài nghiên cứu.

Khó nhất là làm thế nào để sợi mỳ có thể nhanh chóng hút được nước sôi và chín ngay. Một lần để ý thấy bà vợ dùng dầu xào nấu thức ăn, ông nảy ra ý nghĩ mình cũng dùng dầu chiên cho sợi mỳ nở ra thì nó sẽ nhanh chóng hút nước.


Nhưng Ando cũng phải thí nghiệm hàng trăm lần mới thành công. Để sợi mỳ có vị ngon, ông ngâm nó vào loại soup nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô.

Cuối cùng vào ngày 25/8/1958, Ando sản xuất thành công lô mỳ ăn liền vị thịt gà đầu tiên mang nhãn hiệu Ramen, thường gọi là Chikin Ramen (Chikin nói lái theo "chicken").



Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào bát, rót nước sôi vào đậy kín, để một lúc là ăn được ngay, rất tiện cho người Nhật thời buổi khó khăn bấy giờ; vì thế bán rất chạy.

Hơn nữa vào hồi ấy, nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa, ai nấy đều thiếu thời gian, do đó thực phẩm ăn liền ngày càng được tiêu thụ nhiều.


Để sản xuất với quy mô lớn, tháng 12 năm ấy, Ando mở rộng công ty Thực phẩm Nissin Food Products Co. Thật may cho ông, khi đang thiếu vốn thì năm sau, hãng Mitsubishi, một tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở Nhật nhảy vào hỗ trợ quảng bá món ăn nhanh này, giúp cho mì Ramen mau chóng tăng sản lượng nhiều lần trong một nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa.

Giai đoạn phát triển và gìn giữ thương hiệu


Thấy mỳ ăn liền bán chạy như tôm tươi, có người tìm cách làm nhái sản phẩm Ramen. Vì họ làm ẩu nên có người ăn mỳ "nhãn hiệu Ramen" bị ngộ độc.

Để giữ uy tín sản phẩm của mình, Ando làm đơn xin đăng ký thương hiệu và bằng sáng chế. Năm 1962, công ty ông được chính thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và được cấp bằng sáng chế mỳ ăn liền. Sau đó Ando gửi công văn cảnh cáo các công ty làm nhái sản phẩm của ông.

Nhưng đến năm 1964, Ando lại có một cử chỉ hào hiệp là chấm dứt độc quyền sản xuất mỳ ăn liền, thành lập Hội Công nghiệp Mỳ sợi Nhật Bản (Instant Food Industry Association) và công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.


Ông bắt đầu nghĩ rộng hơn, tới chuyện bán sản phẩm ra nước ngoài. Trong chuyến thăm dò thị trường Mỹ năm 1966, Ando quan sát thấy người Mỹ khi ăn thì dùng thìa nĩa và đĩa chứ không dùng đũa và bát như người Nhật.

Ông nảy ra ý định đóng gói mỳ ăn liền vào trong những chiếc cốc to bằng giấy dày không thấm nước, đổ nước sôi vào một lúc là ăn được, mỳ ăn liền phiên bản này siêu tiện dụng .


Năm 1970, Nissin mở chi nhánh đầu tiên tại Mỹ. Ngày 18/9/1971, Mỳ ăn liền Nissin đựng trong cốc (Cup Noodle) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Sản phẩm của Nissin bắt đầu chiếm lĩnh thị trường bên ngoài Nhật Bản


Năm 1999, Momofuku Ando lập Nhà Bảo tàng Mỳ Ramen mang tên ông ở Ikeda thuộc quận Osaka (Momofuku Ando Instant Ramen Museum). Trong 6 năm rưỡi đã có cả thảy hơn một triệu người thăm bảo tàng này; điều đó đủ thấy thiên hạ coi trọng sáng chế mỳ ăn liền của Ando như thế nào.


Các loại mỳ ăn liền được trưng bày trong bảo tàng.

Đến năm 2005 thì toàn thế giới đã tiêu thụ 85,7 tỉ gói mì ăn liền, bình quân tiêu thụ mỗi người 12 gói, trong đó Nissin chiếm thị phần lớn nhất, với 10 tỉ gói .


Cũng trong năm 2005, công ty Nissin còn cung cấp mì ăn liền cho nhà du hành vũ trụ người Nhật Soichi Noguchi trong chuyến bay trên tàu con thoi Mỹ Discovery lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.


Ando còn có rất nhiều dự định trong tương lai bao gồm cả việc triệu tập một hội nghị quốc tế về mỳ ăn liền tại Osaka vào năm 2008 nhưng đã không kịp.



Ngày 5/1/2007, Momofuku Ando qua đời tại Osaka vì một cơn nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 96 tuổi. Nghe nói cho tới hôm ấy ông hãy còn ăn món Chikin Ramen của mình như thường lệ hàng ngày bao năm qua. .


Câu nói để đời của Ando là: "Hòa bình sẽ đến với thế giới khi tất cả mọi người có đủ đồ ăn thức uống" và chắc chắn nó sẽ là châm ngôn cho những nhà kinh doanh chân chính mãi về sau.

Sưu tầm từ http://forum.gsm.vn/

18 tháng 8 2010

Giải pháp Marketing trong các công ty nhỏ

"Ngân hàng lớn, nhà bán lẻ lớn,... không thể nào chăm sóc tốt các khách hàng nhỏ lẻ của mình được. Các công ty nhỏ có thể tận dụng lợi thế này". Công ty nhỏ có những lợi thế của công ty nhỏ, chẳng hạn như quyết định được đưa ra nhanh chóng, marketing tận gốc và bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Với những lợi thế kể trên, công ty nhỏ vẫn có thể chiến thắng khi đối đầu với những công ty lớn hơn. Dưới đây là chín cách giúp các công ty nhỏ đẩy mạnh hoạt động marketing hiệu quả hơn.



1. BIẾT MÌNH PHẢI LÀM GÌ VÀ CỐ GẮNG LÀM TỐT ĐIỀU ĐÓ

Thời đại của các công ty với hệ thống kho bãi khổng lồ, phân phối nhiều mặt hàng đã qua. Ngay cả những hệ thống bán lẻ lớn cũng hiểu rằng họ không thể bán tất cả các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu cho mọi khách hàng. Khi những người khổng lồ trong ngành bán lẻ mở siêu thị trong vùng, những nhà bán lẻ nhỏ hơn luôn cảm thấy lo lắng. Thật ra, chẳng có gì đáng sợ vì vẫn có thể sống được nếu cung cấp những gì mà các siêu thị không có, đơn giản thế thôi.

2. SÁNG TẠO, UYỂN CHUYỂN KHI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING

Các công ty lớn thường thực hiện chương trình marketing bằng các phương pháp truyền thống. Các công ty nhỏ thường không đủ ngân sách để thực hiện các biện pháp truyền thống, vì vậy phải tìm cách khác để khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Một công ty du lịch có thể thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách thuê một người đứng tại cầu tàu phát những tờ rơi của công ty, đồng thời giúp hành khách bước ra khỏi tàu dễ dàng hơn. Một công ty bán lẻ cung cấp các loại vitamin và thành phần bổ sung khác có lợi cho sức khỏe có thể giảm giá cho nhữn thành viên sinh hoạt trong một câu lạc bộ thể thao trong thành phố. Guerrilla marketing – theo cách thường gọi – là một trong những kỹ thuật tiếp thị tận gốc có hiệu quả và thường mang lại kết quả khả quan cho các công ty nhỏ.

3. TẠO ĐIỂM NHẤN ĐỂ KHÁCH HÀNG LUÔN NHỚ ĐẾN MÌNH

Ngân hàng lớn, nhà bán lẻ lớn, hãng hàng không lớn không thể nào chăm sóc tốt các khách hàng nhỏ lẻ của mình được. Các công ty nhỏ có thể tận dụng lợi thế này để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đặc biệt mà những công ty lớn không cung cấp hoặc chú ý chăm sóc từng cá nhân khách hàng kỹ hơn.

4. LÀM KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG, HỌ SẼ TỰ ĐỘNG QUAY LẠI VỚI MÌNH

Một khi đã tìm kiếm được khách hàng, công ty nhỏ cần quan tâm đến chi phí giữ khách hàng đó và chi phí bỏ ra để tìm một khách hàng mới. Trong đa số trường hợp, chi phí tìm kiếm khách hàng mới cao gấp ba lần so với chi phí giữ khách hàng cũ. Càng quan tâm tới những nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng, công ty nhỏ càng thu được nhiều hiệu quả hơn.

5. HỢP TÁC VỚI CÁC CÔNG TY KHÁC ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

Một công ty du lịch có thể hợp tác với một số nhà hàng trong thành phố phục vụ các bữa ăn cho khách du lịch. Sự hợp tác này giúp cả hai bên cùng có lợi. Nhà hàng giảm giá cho công ty du lịch nhưng lượng khách vào nhà hàng sẽ ổn định hơn. Công ty du lịch sẽ có giá cạnh tranh hơn các công ty khác hoặc sử dụng số tiền được chiết khấu đó để thực hiện những chương trình độc đáo, mới lạ, đem lại sự hài lòng hơn cho khách hàng.

6. TẠO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU CHO KHÁCH HÀNG, ĐỐI TÁC

Thương hiệu và sự đồng nhất tạo ấn tượng đầu tiên và sâu sắc nhất cho khách hàng của bạn, vì vậy công ty nhỏ phải thiết lập phong cách làm việc nhà nghề và thái độc phục vụ chuyên nghiệp như quy định trang phục cho nhân viên, khuyến khích mọi người giữ gìn vệ sinh, sắp xếp khu vực làm việc trật tự, ngăn nắp… Kho hàng hóa được sắp xếp khoa học, sạch sẽ chắc chắn sẽ tạo cho khách hàng sự hài lòng và an tâm, đồng thời họ cũng đánh giá cao trình độ quản lý của công ty.

7. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ DỰA TRÊN LÒNG TIN

Dù nhỏ, công ty vẫn cần chú ý xây dựng một nền tảng đạo đức kinh doanh và truyền đạt tư tưởng đó để mọi người cùng biết. Hãy nhớ rằng, công ty có đạo đức kinh doanh tốt thường thuận lợi trên thương trường vì tạo được lòng tin cho các đối tác và tránh được những mâu thuẫn ngay trong nội bộ và với cả đối tác, khách hàng.

8. GIÚP MỌI NGƯỜI HIỂU MÌNH RÕ HƠN

Có thể giúp khách hàng cảm thấy gần gũi, thân thiện với công ty hơn bằng cách tổ chức những chương trình tìm hiểu các sản phẩm của công ty. Nếu có thể, hãy tạo ra một điểm đến để khách hàng dễ dàng rẽ qua nhằm mục đích tìm hiểu thông tin đối với sản phẩm và công ty. Một khi khách hàng xác nhận những thông tin được cung cấp là chính xác, tất nhiên họ sẽ tin tưởng công ty hơn và sản phẩm và công việc kinh doanh sẽ thuận lợi.

9. ĐỐI XỬ TỐT VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Những công ty nhỏ là một phần quan trọng trong cuộc sống cộng đồng dân cư xung quanh. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những cộng đồng dân cư nhỏ, các gia đình sở hữu công ty nhỏ là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến kinh tế của cả khu vực.

Các công ty nhỏ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư trong khu vực, tầm ảnh hưởng của nó có khi còn lớn hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn các công ty lớn. Do đó, cần dành thời gian xem xét vị trí và mức độ ảnh hưởng của công ty tới nền kinh tế và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cự.

Theo DNSGCT

17 tháng 8 2010

Thương hiệu mạnh “nhét” gì vào đầu người tiêu dùng?

“Hãy kể cho người tiêu dùng nghe một câu chuyện!” là điều mà các marketer luôn phải làm để hàng hóa của họ “dụ khị” được người mua. Tuy nhiên có những món hàng quá tế nhị (như băng vệ sinh hay bao cao su) hoặc quá đơn giản và nhàm chán (như nước đóng chai hay nước ngọt có gaz). Tìm một câu chuyện để lồng vào những món hàng này hoàn toàn không còn dễ dàng nữa. Vả lại, ngày nay người tiêu dùng cũng không còn tin vào những câu chuyện. Vậy, các marketer phải “nhét” gì vào đầu họ để mong bán được hàng đây?

Cá tính độc đáo
Băng vệ sinh Kotex từ lâu đã “giết chết” băng vệ sinh Bạch Tuyết nhờ biết “bám riết” lấy tuổi teen. Đây là lứa tuổi dễ bị tác động và sẳn sàng bỏ tiền dùng thử nếu họ bị các chiến dịch marketing bủa vây. Thế là trong khi băng vệ sinh Bạch Tuyết lui về ở ẩn, làm bạn với các “bà ngoại” vì không chịu đầu tư cho marketing, băng vệ sinh Kotex đã phát huy mọi thế mạnh của marketing thời hiện đại: tạo ra hiện tượng xì-tin độc đáo. Kotex biết cách tìm hiểu tuổi teen thật rõ ràng. Đây là lứa tuổi thích bắt chước theo một hiện tượng nào đó, thích có một phong cách riêng mà trong các đoạn quản cáo chúng ta nghe là “phong cách xì-tin”. Hiện tượng này phải vui vẻ, lạ thường, độc đáo, bộc lộ được cá tính muốn thể hiện mình. Và Kotex đã kỳ công tạo ra hiện tượng “Tôi khác biệt chỉ vì tôi là tôi”. Với hàng loạt các poster quảng cáo trên báo giấy, các đoạn video clip trên TV cùng những event tuổi teen “tự tin khoe cá tính”, Kotex thu hút rất nhiều giới trẻ cùng theo dõi rất thích thú. Em Đặng Nguyễn Trâm Anh, học sinh lớp 11 ở Tp.HCM vui vẻ chia sẻ “Em không bao giờ nghĩ mình dùng băng vệ sinh Kotex thì có nghĩa là mình cá tính hơn. Nhưng bạn bè em đều nghe ra rả thông điệp này và đó là một hiện tượng. Giờ chúng em hay hỏi nhau “Hôm nay mày có đang tự tin khoe cá tính không?”, tức là chúng em đang muốn hỏi hôm nay có đang dùng Kotex không”. Và cứ thế Kotex “tấn công” người tiêu dùng suốt mấy năm ròng, giờ đây người tiêu dùng tuổi teen khi nhắc đến Kotex đều mặc nhiên nghĩ mình rất cá tính. Và theo thống kê thì có đến hơn 90% các em tuổi teen thích mình có cá tính riêng. Vậy là băng vệ sinh Kotex tăng doanh thù vù vù.

“Cái tôi” phải luôn kết hợp với “chúng ta”
Kotex liên tiếp tung ra nhiều mẫu quảng cáo thú vị trên TV. Các em nữ sinh trong những đoạn quảng cáo này không bao giờ có dáng vẻ e ấp, thẹn thùng, mặc áo dài trắng tha thướt hay tỏ ra “yểu điệu thục nữ” như các bậc phụ huynh luôn muốn thế. Các em mặc quần áo trẻ trung, thể hiện sự khỏe khoắn, tính năng động và phong cách tuổi teen độc đáo. Các em nữ sinh trung học rất thích đoạn quảng cáo kể về cô bé đang chuẩn bị xin chữ ký một ca sĩ thần tượng. Khi chàng xuất hiện làm các em xúc động la ầm lên “Anh ấy đến rồi!” và ào ào lao xuống cầu thang tiến đến bao vây chàng, nhưng cô bé của chúng ta bị trật gót giày và không thể chen lấn vào dòng người. Thế là cô quyết định trượt tay vịn cầu thang xuống “cái vèo”. Đó là một hành động bộc phát, sáng tạo, độc đáo và quan trọng là rất hiệu quả. Cô bé tiếp cận được chàng ca sĩ trước cả dòng người kia và được chàng ưu ái tặng chữ ký kèm theo một nụ cười hút hồn. Đoạn quảng cáo này thể hiện được “cái tôi” riêng biệt của cô bé và đồng thời, cũng nói lên hiện tượng nữ sinh mê thần tượng là các ca sĩ đẹp trai. Vì thế, thật dễ hiểu vì sao Kotex quá thành công trong giới tuổi teen, lứa tuổi luôn muốn “là chính mình” nhưng vẫn bị cộng đồng tuổi teen tác động mạnh.
Cũng nhấn mạnh vào “cái tôi”, Pepsi luôn mời các ngôi sao ca nhạc và bóng đá cùng thể hiện sự thành công của họ. Ở Việt Nam Lam Trường là người đầu tiên uống Pepsi rồi tuyên bố “Năng động hơn! Thành công hơn!”, kế đó là Mỹ Tâm với thông điệp “Sống hết mình”, và rồi Kasim Hoàng Vũ phụ họa bằng câu “Thử thách chính mình”. Nhưng đồng thời, tập đoàn Pepsi cũng tung ra một chiến dịch quảng cáo toàn cầu với các ca sĩ Britney Spears, Pink, Beyonce. Trong clip này, các cô em bốc
lửa hóa trang thành các nữ võ sĩ giác đấu, cùng hát bài “We Will Rock You” với một tinh thần đồng đội rất cao. Pepsi không chỉ đề cao “cái tôi” mà còn nhấn mạnh về thành quả của một tập thể.

Đam mê chung và kết bạn mới
Sau khi đã có được một sự tin tưởng từ người tiêu dùng như trường hợp băng vệ sinh Kotex, nhãn hàng này tiếp tục cam kết cùng đồng hành với họ. Kotex đã tạo ra những sự kiện, những sân chơi chung cho giới tuổi teen với mục đích gần gũi hơn với các em và thông qua đó sẽ cùng có những kinh nghiệm chung. Liên tiếp trong ba năm, từ năm 2007 đến nay, Kotex tổ chức cuộc thi nhảy hiện đại dành cho các hội nhóm và cho cá nhân tham dự. Cuộc thi nhảy mang tên “Bước nhảy xì-tin” đã thu hút hàng chục ngàn em tham dự trên khắp Việt Nam với tư cách thí sinh và khán giả cổ vũ. Nhảy hiện đại là một loại hình nghệ thuật và thể thao mà tuổi teen rất say mê. Vì thế, Kotex mạnh dạng đầu tư mạnh tay vào hoạt đông marketing này. Họ lập cả trang web www.buocnhayxitin.com và tạo nhiều diễn đàng cho các em tha hồ thảo luận. Một em có nick là “Joyca” chia sẻ trên mạng “Mình rất thích chương trình bước nhảy xì-tin này nhưng trước kia chưa có dịp tham dự trổ tài, nay mình mong được các bạn ủng hộ và qua chương trình này sẽ kết thêm nhiều bạn có cùng đam mê”. Một em khác nick là “Jessica Hura” tâm sự “Chúng ta nên cảm ơn Kotex đã tạo ra sân chơi này!”. Thế là đã đủ để Kotex nằm trong tâm trí của các em, và sẽ khó có một sản phẩm nào khác có thể len lỏi vào, phá tan “tình bạn” đẹp của Kotex với các nhà tiêu dùng tuổi teen.

“Mớm” những giấc mơ
Một nhóm bạn trẻ mới tốt nghiệp Đại học cùng ăn tối trong quán. Họ chọn Pepsi để uống và cười nói với nhau “Uống pepsi đi tụi bây, mình sẽ giống Lam Trường: Năng động hơn! Thành công hơn!”. Không hẳn là họ chỉ nói vui, rõ ràng thông điệp “Năng động hơn! Thành công hơn” đã gieo vào đầu những người trẻ này một giấc mơ thành đạt. Họ vừa tốt nghiệp Đại học, họ muốn có việc làm, họ muốn được thăng tiến, họ muốn giàu có, họ muốn được nhiều người hâm mộ. Pepsi là một thức uống có mặt ở thị trường mấy chục năm nay, thức uống này không thay đổi công thức, không có gì lạ, không có gì mới mẻ. Vậy làm sao để người tiêu dùng không nhàm chán Pepsi đây? Câu trả lời là: Pepsi liên tục “mớm” những giấc mơ cho giới trẻ. Với công thức khá cổ điển là tìm những ngôi sao để phát ngôn cho thương hiệu, Pepsi đã không hề làm người tiêu dùng chê cũ bởi luôn biết tìm kiếm những ngôi sao mới, đại diện cho sự thành công đặc biệt. Ở Mỹ vào những năm tám mươi, khi mọi người đang chết mê chết mệt Micheal Jackson, Pepsi đã mạnh dạng chọn vua nhạc Pop cho hàng loạt các chiến dịch Marketing của mình. Trong một clip quảng cáo, người ta thấy một nhóm trẻ em nghèo đang nhảy theo bước moon walk và hóa trang thành Micheal Jackson. Thế rồi các em đột ngột nhận ra vua nhạc Pop xuất hiện, họ cùng thể hiện một điệu nhảy. Các em đã thỏa giấc mơ được gặp thần tượng và một giấc mơ khác được Pepsi “mớm” thêm: Dù bạn có nghèo hèn, dù bạn có xuất thân đường phố, nhưng bạn uống cùng một thức uống Pepsi như thần tượng. Vậy bạn cũng sẽ có tài năng, thành công, giàu có như Micheal Jackson. Chiến dịch “móm” giấc mơ được như thần tượng của Pepsi thành công vang dội, điều này giải thích vì sao Pepsi được tiêu thụ mạnh không những tại các nước giàu mà còn có doanh thu rất cao tại các nước nghèo, nơi người dân luôn nuôi mộng thành công hơn.

Sưu tầm tại DuongThuy.net

27 tháng 6 2010

Làm sao để khách hàng biết đến mình?

Hiện nay cửa hàng Bé Bồng Bông của mình đã gặp 1 vấn đề là làm sao để khách hàng có thể biết nhiều đế cửa hàng của mình. Với cách phát tờ rơi như trước giờ chỉ đáp ứng được 1 phần nhỏ nhu cầu của khách hàng. Công cụ hiện nay mình đang chuẩn bị thực hiện có lẽ là google adword. Tuy có hơi tốn chi phí 1 chút tí nhưng đổi lại có thể tiếp cận được với những người thường xuyên online.
Ngoài ra mình cũng đang chuẩn bị các material để tiếp cận các đối tượng mục tiêu ( nhân viên văn phòng ).
Chắc chắn lần này mình sẽ thành công.

28 tháng 6 2009

TweetVN Marketing

Trong 1 tuần vừa qua mình đã thử quảng cáo TweetVN trên 1 vài mạng xã hội và nhận được vài phản ứng khác nhau. Tuy nhiên lượng người đăng ký sử dụng quá ít, có vẻ như mọi người còn xa lạ với cách này hoặc là nó không phù hợp chăng.
Mình sẽ cố gắng quảng cáo trên các diễn đàn nữa thử xem. Người tiêu dùng Việt Nam thật là khó tính