Phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là người đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”
Phương pháp JARS nói 1 cách đơn giản là như việc bỏ tiền vào 6 chiếc hũ. Mỗi chiếc hũ sẽ dành cho những mục đích khác nhau trong đời sống hằng ngày của cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu khác nhau về sử dụng tiền bạc nhưng chung lại cũng có 6 nhu cầu cơ bản:
- Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
- Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
- Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
- Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
- Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
- Give - Tài khoản từ thiện 10%
1. Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
Theo thống kê thì với 55% đến 60% của tổng thu nhập của bạn sẽ là đủ nếu bạn cần nhiều hơn số ngày thì
bạn cần phải kiểm soát lại cách chi tiêu của mình.
Chi tiêu này có thể bao gồm các chi phí như: ăn uống, đi lại, mua sắm những thứ cần thiết, v.v...
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.
2. Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
Đối với những thứ bạn muốn mua nhưng giá trị lớn như: laptop, điện thoại, nhà, xe, đám cưới, v.v... thì bạn cần có thời gian để dành.
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác
3. Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
Không có gì sinh lời cao nhất là việc đầu tư vào bản thân bằng những khóa học khác nhau.
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn
4. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
Tự do tài chính hay nói nôm na là đầu tư tiền của bạn để nó hoạt động suốt ngày, suốt năm mà không ngừng nghỉ. Đây là khoảng tiền bạn nên để dành và đầu từ 1 cách chính xác và thông minh để tạo ra những thu nhập thụ động mà bạn không cần phải đi làm.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái
5. Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
Không có gì thích thú bằng việc thoải mãn bản thân mình bằng các chuyến đi du lịch, chơi game hay nghe nhạc hoặc tệ nhất cũng ăn uống tiệc tùng với bạn bè. Chúng ta cần phải xả stree sau thời gian làm việc căng thắng chứ.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn
6. Give – Tài khoản từ thiện 10%
Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét