Nhân sự kiện khách sạn đạt được Agoda Award của năm 2012, mình muốn chia sẻ với mọi người về những trải nghiệm mà Bảo cùng với sếp của mình đã cùng làm để đạt được thành tích này.
Trước tiên chúng ta nên hiểu OTA là gì?
OTA là viết tắt của Online Travel Agent tức là 1 đại lý bán phòng khách sạn trên mạng internet net. Agent này khác với Agent truyền thống là chỉ kinh doanh trên môi trường internet.
Tại sao khách sạn nên hợp tác với OTA?
Internet là 1 xu hướng tất yếu mà cả thế giới đang hướng đến. Mọi giao dịch, tìm kiếm đều thông qua internet ngay cả việc mua 1 đôi giày bạn cũng phải vào Google để tìm kiếm. Do đó internet là điều tất yếu và kinh doanh trên internet là hiển nhiên đối với các nhà hoạt định chiến lược kinh doanh.
Nếu khách sạn đã có website thì tại phải cần đến OTA? Chắc chắn sẽ có những GM hoặc Direct of Sale and Marketing hỏi đều này, sau đây là 1 số gợi ý để chúng ta có thể trả lời câu hỏi này
1. Hãy xem OTA là 1 kênh marketing cho khách sạn chúng ta. Hãy tưởng tượng nếu người dùng vào Google và search khách sạn chúng ta, và nó hiện diện ở mọi website như vậy người dùng sẽ dễ dàng book khách sạn chúng ta hơn
2. Chi phí: nếu chúng ta muốn website của mình có mặt ở tất cả mọi nước thì chúng ta phải đổ tiền khác lớn vào marketing online. Nếu chúng ta hợp tác với OTA họ sẽ giúp ta việc này, họ sẽ marketing cho khách sạn chúng ta (hiển nhiên là cùng với những khách sạn khác nhưng cái này thuộc về phần sau). Khi đó ta là người được hưởng lợi về marketing, nếu khách chỉ thấy mà không đặt thì chúng ta không mất bất cứ 1 chi phí nào.
Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả với OTA?
Việc đưa khách sạn lên OTA, load giá lên không phải là kết thúc công việc. Chúng ta phải thường xuyên theo dõi lượng book hằng ngày, tháng để nắm bắt được nhu cầu của khách theo từng khu vực mục tiêu. Mình khuyên các bạn nên hẹn gặp các đại diện của OTA khoảng 3 tháng 1 lần và nhờ họ cho chúng ta report về lượng impression, conversion, và xu hướng booking của khách. Xu hướng ở đây là: khách thích đặt trước 3 tháng, 1 tháng hay last minute, hoặc là khách thường hay book 2 đêm, 3 đêm.
Từ thống kế này chúng ta sẽ phối hợp với OTA để đưa ra những mức giá phù hợp với khách hàng và thu hút hơn đối thủ.
Việc này các bạn phải lặp đi lặp lại thường xuyên và phối hợp với OTA càng nhiều càng tốt vì cơ bản họ biết được giá cả của khách sạn đối thủ, họ biết điểm mạnh yếu của khách sạn đối thủ ngay trên website của OTA nhờ vậy họ tư vấn cho chúng ta chiến lược giá phù hợp, vì họ cũng có lợi mà.
Kết luận: đưa khách sạn lên OTA không phải là kết thúc, chúng ta phải phối hợp chặt chẽ với OTA để nắm bắt được xu hướng khách hàng và đối thủ.
P/S: nếu khách sạn các bạn có điều kiện nên sử dụng các dịch check giá của đối thủ trên các OTA khác nhau để nắm bắt được động thái của đối thủ.
2 nhận xét:
Bài viết của Bảo tạm được, Thạch biết OTA's năm 2005 và tiếp súc đầu tiên với OTA đại diện tại Vietnam là Wotif.com ( ms Lily) Gold circle cua agoda.com thi minh cung dat duoc 2009 roi. Về phần OTA's thì hiện tại và tương lai còn có nhiều tiến triển hơn nửa vì hiện tại 2013 VN đã có 31.5 triệu user internet rồi. Nếu các nước châu Á 90% dân số sử dụng thẻ thay cho các tiền mặt ( Việt Nam trong tương lai sẽ có chương trình quản lý tiền qua thẻ và sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai về vấn đề này)thì OTA's càng phát triễn mạnh hơn nửa. Chúng ta phải chờ xem như thế nào so vói năm 2013-2014. lợi ích và cái không lợi ích của OTA's
Ho Buu Thach - 0906333138
Hi Ho Ricky, hôm nay Bảo mới thấy cái comment của bạn từ tháng 1. Không biết Thạch còn làm việc với cái OTA không?
Đăng nhận xét